Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?

Sau thời gian dài bị chính quyền địa phương xã Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) tự ý tháo dỡ, xâm hại nghiêm trọng, đến nay hai di tích nghệ thuật kiến trúc Quốc gia Đình Đại Lâm và Chùa Thiên Phúc vẫn chỉ còn là bãi đất trống hoang tàn, cột kèo, mái gói xuống cấp do không được trùng tu, tôn tạo.

Đình Đại Lâm và Chùa Thiên Phúc là hai công trình nằm trong cụm di tích “Đình, Đền, Nghè, Chùa Đại Lâm” thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được Bộ Văn hóa (này là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 21/1/1989. Nơi đây không chỉ mang giá trị kiến trúc độc đáo mà còn có ý nghĩa tinh thần vô giá đối với mỗi người dân.

Đình Đại Lâm và Chùa Thiên Phúc là hai công trình nằm trong cụm di tích “Đình, Đền, Nghè, Chùa Đại Lâm” thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được Bộ Văn hóa (này là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 21/1/1989. Nơi đây không chỉ mang giá trị kiến trúc độc đáo mà còn có ý nghĩa tinh thần vô giá đối với mỗi người dân.

Năm 2020, theo đề nghị của UBND xã Tam Đa, UBND huyện Yên Phong và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh về việc tu bổ cấp thiết Đình Đại Lâm nên UBND tỉnh Bắc Ninh đã cho phép chính quyền địa phương tiến hành tu bổ tòa Hậu cung Đình Đại Lâm.

Năm 2020, theo đề nghị của UBND xã Tam Đa, UBND huyện Yên Phong và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh về việc tu bổ cấp thiết Đình Đại Lâm nên UBND tỉnh Bắc Ninh đã cho phép chính quyền địa phương tiến hành tu bổ tòa Hậu cung Đình Đại Lâm.

Song, Ban Quản lý di tích địa phương đã thực hiện việc tháo dỡ, đào bới di tích quốc gia khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản. Việc làm này đã phá hủy kiến trúc quần thể Cụm di tích quốc gia "Đình, Đền, Nghè, Chùa Đại Lâm", vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.

Song, Ban Quản lý di tích địa phương đã thực hiện việc tháo dỡ, đào bới di tích quốc gia khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản. Việc làm này đã phá hủy kiến trúc quần thể Cụm di tích quốc gia "Đình, Đền, Nghè, Chùa Đại Lâm", vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.

Cụ thể, chính quyền xã Tam Đa đã cho tự ý hạ giải toàn bộ phần mái tòa Tiền tế, xây dựng nền móng của tòa Tiền tế mới cách tòa Tiền tế khi lập hồ sơ xếp hạng khoảng 8m về phía trước. Sai phạm này đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh Bắc Ninh phát hiện từ cuối tháng 8/2021 và đã có công văn yêu cầu dừng thi công.

Cụ thể, chính quyền xã Tam Đa đã cho tự ý hạ giải toàn bộ phần mái tòa Tiền tế, xây dựng nền móng của tòa Tiền tế mới cách tòa Tiền tế khi lập hồ sơ xếp hạng khoảng 8m về phía trước. Sai phạm này đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tỉnh Bắc Ninh phát hiện từ cuối tháng 8/2021 và đã có công văn yêu cầu dừng thi công.

Tiếp đó, địa phương lại tự ý cho đào móng và đổ giằng bê tông cốt thép 16 trụ móng của tòa Đại đình để phục hồi theo thiết kế. Trong khi những sai phạm tại đình Đại Lâm còn chưa được xử lý thì đến ngày 21/11/2021 nhà chùa Thiên Phúc và một số người dân lại tiếp tục tự ý hạ giải toàn bộ công trình tòa Tam bảo của chùa Thiên Phúc khiến người dân càng bức xúc hơn.

Tiếp đó, địa phương lại tự ý cho đào móng và đổ giằng bê tông cốt thép 16 trụ móng của tòa Đại đình để phục hồi theo thiết kế. Trong khi những sai phạm tại đình Đại Lâm còn chưa được xử lý thì đến ngày 21/11/2021 nhà chùa Thiên Phúc và một số người dân lại tiếp tục tự ý hạ giải toàn bộ công trình tòa Tam bảo của chùa Thiên Phúc khiến người dân càng bức xúc hơn.

Trước sự việc trên, một số người dân ở thôn Đại Lâm, xã Tam Đa đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, điều tra để xử lý nghiêm đối với những cá nhân xâm hại nghiêm trọng đình Đại Lâm và chùa Thiên Phúc.

Trước sự việc trên, một số người dân ở thôn Đại Lâm, xã Tam Đa đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, điều tra để xử lý nghiêm đối với những cá nhân xâm hại nghiêm trọng đình Đại Lâm và chùa Thiên Phúc.

Đối với đình Đại Lâm để bảo đảm yêu cầu khắc phục bảo tồn và phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả, Cục Di sản văn hóa lưu ý một số nội dung sau. Đối với phương án dịch chuyển và tu bổ Tiền tế: Bổ sung giải pháp bảo tồn và tái định vị thềm đá, bậc đá hiện có. Đồng thời, làm rõ nội dung và phương án thờ tự, lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Nhân dân địa phương trước khi triển khai thực hiện và Bổ sung phương án thoát nước giữa Tiền tế và Đại bái (thoát nước sân, thoát nước trên mái…). Bổ sung ảnh màu chụp hiện trạng chi tiết các cấu kiện gỗ, trang trí trên mái (đã được hạ giải), bản vẽ hiện trạng chân tảng đá… của Tiền tế.

Đối với đình Đại Lâm để bảo đảm yêu cầu khắc phục bảo tồn và phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả, Cục Di sản văn hóa lưu ý một số nội dung sau. Đối với phương án dịch chuyển và tu bổ Tiền tế: Bổ sung giải pháp bảo tồn và tái định vị thềm đá, bậc đá hiện có. Đồng thời, làm rõ nội dung và phương án thờ tự, lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Nhân dân địa phương trước khi triển khai thực hiện và Bổ sung phương án thoát nước giữa Tiền tế và Đại bái (thoát nước sân, thoát nước trên mái…). Bổ sung ảnh màu chụp hiện trạng chi tiết các cấu kiện gỗ, trang trí trên mái (đã được hạ giải), bản vẽ hiện trạng chân tảng đá… của Tiền tế.

Một số hạng mục tại Đình Đại Lâm bị xuống cấp theo thời gian do không được trùng tu tôn tạo theo đúng quy định.

Một số hạng mục tại Đình Đại Lâm bị xuống cấp theo thời gian do không được trùng tu tôn tạo theo đúng quy định.

Hiện trạng chùa Thiên Phúc xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ là bãi đất trống sau nhiều năm bị phá dỡ sai quy định pháp luật.

Hiện trạng chùa Thiên Phúc xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ là bãi đất trống sau nhiều năm bị phá dỡ sai quy định pháp luật.

Ngày 28/06/2023, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 2558 lưu ý UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng lại Tam bảo chùa Thiên Phúc đúng với vị trí của Tam bảo đã được xếp hạng. Theo nội dung Tờ trình số 136/TTr-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh Bắc Ninh: “Ngày 21 tháng 11 năm 2021 nhà chùa cùng một số người dân trong làng hạ giải mái ngói, quá trình hạ giải mái ngói để tu bổ thì nhận thấy toàn bộ hệ khung chịu lực tòa Tam bảo đã xuống cấp hư hỏng nặng, nên đã tự cho tháo dỡ hoàn toàn công trình để tu bổ, tôn tạo lại”.

Ngày 28/06/2023, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 2558 lưu ý UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng lại Tam bảo chùa Thiên Phúc đúng với vị trí của Tam bảo đã được xếp hạng. Theo nội dung Tờ trình số 136/TTr-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh Bắc Ninh: “Ngày 21 tháng 11 năm 2021 nhà chùa cùng một số người dân trong làng hạ giải mái ngói, quá trình hạ giải mái ngói để tu bổ thì nhận thấy toàn bộ hệ khung chịu lực tòa Tam bảo đã xuống cấp hư hỏng nặng, nên đã tự cho tháo dỡ hoàn toàn công trình để tu bổ, tôn tạo lại”.

Tuy nhiên, trong hồ sơ Dự án lại thể hiện ảnh màu và bản vẽ hiện trạng tòa Tam bảo. Do đó, đề nghị tỉnh Bắc Ninh làm rõ phần nghiên cứu, khảo sát hiện trạng thực hiện vào thời điểm nào, có được sử dụng làm căn cứ để xây dựng công trình (ảnh tư liệu).

Tuy nhiên, trong hồ sơ Dự án lại thể hiện ảnh màu và bản vẽ hiện trạng tòa Tam bảo. Do đó, đề nghị tỉnh Bắc Ninh làm rõ phần nghiên cứu, khảo sát hiện trạng thực hiện vào thời điểm nào, có được sử dụng làm căn cứ để xây dựng công trình (ảnh tư liệu).

“Giữ nguyên bước gian của 03 gian giữa Tiền đường đúng với công trình trước khi bị hạ giải, hình thức bộ khung gỗ, vì mái lấy theo đúng mẫu cũ. Đồng thời, kiểm tra, rà soát các cấu kiện gỗ đã tháo dỡ để đánh giá, lựa chọn cấu kiện cổ, cấu kiện có trang trí chạm khắc có giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, cấu kiện còn tốt để tái sử dụng tối đa tại công trình mới được dựng lại”- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch góp ý bằng văn bản (ảnh tư liệu).

“Giữ nguyên bước gian của 03 gian giữa Tiền đường đúng với công trình trước khi bị hạ giải, hình thức bộ khung gỗ, vì mái lấy theo đúng mẫu cũ. Đồng thời, kiểm tra, rà soát các cấu kiện gỗ đã tháo dỡ để đánh giá, lựa chọn cấu kiện cổ, cấu kiện có trang trí chạm khắc có giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, cấu kiện còn tốt để tái sử dụng tối đa tại công trình mới được dựng lại”- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch góp ý bằng văn bản (ảnh tư liệu).

Đồng thời, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch kiến nghị tỉnh Bắc Ninh đặc biệt lưu ý bổ sung phương án bố trí thờ tự; phương án bảo vệ, di chuyển, lắp đặt các hiện vật cổ bằng đá như rồng, sấu và bia trong quá trình thi công. Ngay khi hoàn thiện hồ sơ Dự án, công khai nội dung tôn tạo di tích tại địa phương để tạo sự đồng thuận của Nhân dân trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch kiến nghị tỉnh Bắc Ninh đặc biệt lưu ý bổ sung phương án bố trí thờ tự; phương án bảo vệ, di chuyển, lắp đặt các hiện vật cổ bằng đá như rồng, sấu và bia trong quá trình thi công. Ngay khi hoàn thiện hồ sơ Dự án, công khai nội dung tôn tạo di tích tại địa phương để tạo sự đồng thuận của Nhân dân trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.

Tiến Dũng - Văn Giang/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/hai-di-tich-quoc-gia-dac-biet-o-bac-ninh-bi-xam-hai-nghiem-trong-gio-ra-sao-post1033023.vov