Hãi hùng vụ tàu ngầm Đức 'thảm sát' hạm đội Anh thời Thế chiến I

Trận đánh diễn ra chỉ trong hơn 2 giờ nhưng đã gây thiệt hại nặng nề cho Hải quân Hoàng gia Anh thời Thế chiến I. Vị thế số một thế giới về hải quân của người Anh đã bị giáng một đòn đau đớn.

Vào ngày 22/9/1914, tại mặt trận biển Bắc trong Thế chiến I, một tàu ngầm U-boat lớp U-9 của Đức bất ngờ chạm trán với 3 tuần dương hạm của Hải quân Hoàng gia Anh ở khu vực gần lối vào phía Đông eo biển Anh.

Vào ngày 22/9/1914, tại mặt trận biển Bắc trong Thế chiến I, một tàu ngầm U-boat lớp U-9 của Đức bất ngờ chạm trán với 3 tuần dương hạm của Hải quân Hoàng gia Anh ở khu vực gần lối vào phía Đông eo biển Anh.

Tàu ngầm U-9 của Đức trọng lượng chỉ 500 tấn, còn các tàu Anh gồm tuần dương hạm bọc thép HMS Aboukir, HMS Cressy và HMS Hogue, mỗi tàu có lượng choán nước 12.000 tấn, với tổng lượng choán nước tới 36.000 tấn.

Tàu ngầm U-9 của Đức trọng lượng chỉ 500 tấn, còn các tàu Anh gồm tuần dương hạm bọc thép HMS Aboukir, HMS Cressy và HMS Hogue, mỗi tàu có lượng choán nước 12.000 tấn, với tổng lượng choán nước tới 36.000 tấn.

Xét về tương quan lực lượng, tàu ngầm Đức ở yếu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, U-9 có lợi thế lớn là khả năng ẩn mình trong lòng đại dương, do đó hoàn toàn nắm được yếu tố chủ động và bất ngờ.

Xét về tương quan lực lượng, tàu ngầm Đức ở yếu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, U-9 có lợi thế lớn là khả năng ẩn mình trong lòng đại dương, do đó hoàn toàn nắm được yếu tố chủ động và bất ngờ.

U-9 đã phát hiện ra tuần dương hạm HMS Aboukir vào khoảng 6h sáng, khi cách mục tiêu khoảng 2 hải lý. Khoảng 6h25, tàu ngầm Đức phóng ngư lôi về phía HMS Aboukir và tạo ra vụ nổ ngay trung tâm của tàu.

U-9 đã phát hiện ra tuần dương hạm HMS Aboukir vào khoảng 6h sáng, khi cách mục tiêu khoảng 2 hải lý. Khoảng 6h25, tàu ngầm Đức phóng ngư lôi về phía HMS Aboukir và tạo ra vụ nổ ngay trung tâm của tàu.

Nước tràn vào phòng động cơ khiến con tàu không thể tiếp tục di chuyển. Thuyền trưởng John Edmund Drummond tưởng rằng tàu của ông trúng phải thủy lôi nên yêu cầu hai tàu còn lại tiến gần tới để trợ giúp.

Nước tràn vào phòng động cơ khiến con tàu không thể tiếp tục di chuyển. Thuyền trưởng John Edmund Drummond tưởng rằng tàu của ông trúng phải thủy lôi nên yêu cầu hai tàu còn lại tiến gần tới để trợ giúp.

Việc các tàu chiến của Anh co cụm lại gần là món quà bất ngờ cho người Đức. Vào 6h55, U-9 bắn tiếp 2 ngư lôi về phía HMS Hogue. Thuyền trưởng Wilmot Nicholson ra lệnh bỏ tàu và 10 phút sau, Hogue lật úp và chìm gần như cùng lúc với Aboukir.

Việc các tàu chiến của Anh co cụm lại gần là món quà bất ngờ cho người Đức. Vào 6h55, U-9 bắn tiếp 2 ngư lôi về phía HMS Hogue. Thuyền trưởng Wilmot Nicholson ra lệnh bỏ tàu và 10 phút sau, Hogue lật úp và chìm gần như cùng lúc với Aboukir.

Thuyền trưởng Robert Warren Johnson của tàu HMS Cressy nhìn thấy tàu ngầm Đức và ra lệnh nổ súng tấn công đáp trả nhưng không hiệu quả. Ở thời điểm Thế chiến I, vũ khí dùng cho tác chiến chống ngầm rất hạn chế và hiệu quả không cao.

Thuyền trưởng Robert Warren Johnson của tàu HMS Cressy nhìn thấy tàu ngầm Đức và ra lệnh nổ súng tấn công đáp trả nhưng không hiệu quả. Ở thời điểm Thế chiến I, vũ khí dùng cho tác chiến chống ngầm rất hạn chế và hiệu quả không cao.

Đến 7h20, U-9 bắn 2 ngư lôi về phía HMS Cressy, quả ngư lôi đầu tiên trượt mục tiêu nhưng quả thứ 2 đánh trúng tàu và gây hư hại nhẹ. Lúc đó, trên tàu ngầm U-9 chỉ còn lại hai ngư lôi duy nhất.

Đến 7h20, U-9 bắn 2 ngư lôi về phía HMS Cressy, quả ngư lôi đầu tiên trượt mục tiêu nhưng quả thứ 2 đánh trúng tàu và gây hư hại nhẹ. Lúc đó, trên tàu ngầm U-9 chỉ còn lại hai ngư lôi duy nhất.

Thuyền trưởng Weddigen của U-9 ra lệnh tăng tốc vượt lên phía trước chiến hạm Anh và vòng ngược để tấn công vào phía mạn tàu. 7h35, U-9 phóng ngư lôi đánh trúng phần mũi tuần dương hạm Cressy. Chiến hạm này chìm vào lúc 8h35.

Thuyền trưởng Weddigen của U-9 ra lệnh tăng tốc vượt lên phía trước chiến hạm Anh và vòng ngược để tấn công vào phía mạn tàu. 7h35, U-9 phóng ngư lôi đánh trúng phần mũi tuần dương hạm Cressy. Chiến hạm này chìm vào lúc 8h35.

Như vậy, trận đánh diễn ra chỉ trong hơn 2 giờ nhưng đã gây thiệt hại nặng nề cho Hải quân Hoàng gia Anh. 1.450 thủy thủ thiệt mạng. Vị thế số một thế giới của Hải quân Hoàng gia Anh bị giáng một đòn đau đớn sau trận thua này.

Như vậy, trận đánh diễn ra chỉ trong hơn 2 giờ nhưng đã gây thiệt hại nặng nề cho Hải quân Hoàng gia Anh. 1.450 thủy thủ thiệt mạng. Vị thế số một thế giới của Hải quân Hoàng gia Anh bị giáng một đòn đau đớn sau trận thua này.

Chiến tích vô tiền khoáng hậu của người Đức đã cho thấy tàu ngầm là vũ khí cực kỳ nguy hiểm đối với tàu chiến mặt nước. Việc phát triển vũ khí chống ngầm kể từ đó đã được các cường quốc hải quân thúc đẩy với tốc độ chóng mặt.

Chiến tích vô tiền khoáng hậu của người Đức đã cho thấy tàu ngầm là vũ khí cực kỳ nguy hiểm đối với tàu chiến mặt nước. Việc phát triển vũ khí chống ngầm kể từ đó đã được các cường quốc hải quân thúc đẩy với tốc độ chóng mặt.

Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/hai-hung-vu-tau-ngam-duc-tham-sat-ham-doi-anh-thoi-the-chien-i-1611163.html