Hai ngôi sao 'đại chiến', hình ảnh kỳ vĩ
Hai ngôi sao đã lao vào nhau một cách hung dữ, nhưng cũng tạo ra những hình ảnh thật kỳ vĩ.
Những ngôi sao có bạn đồng hành không phải lúc nào cũng thân thiện. Bằng chứng là một cuộc đối đầu kỳ vĩ trong vũ trụ vừa được các nhà thiên văn học chứng kiến.
Theo đài CNN, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu hệ thống sao nhị phân có tên HD101584bằng cách sử dụng kính thiên văn lớn nhất thế giới Atacama ở Chile để tìm hiểu điều gì đã xảy ra. Họ phát hiện ra rằng hai ngôi sao đã lao vào nhau một cách hung dữ, nhưng cũng tạo ra những hình ảnh thật kỳ vĩ.
Ngôi sao chính trong hệ thống HD101584 phình to lên khi các kho chứa hydro của nó bị đốt cháy và trở thành một sao khổng lồ đỏ - một trong những giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao trước khi ngôi sao này chết đi và trở thành sao lùn trắng.
Giống như cách hoạt động điển hình của những ngôi sao khổng lồ đỏ, sao chính trong hệ thống nhị phân HD101584 phình to vượt xa kích thước ban đầu, vượt qua cả các ngôi sao có khối lượng thấp hơn.
Nhưng ngôi sao nhỏ hơn trong hệ thống đã phản ứng lại, thay vì bị teo lại. Nó di chuyển theo chuyển động xoắn ốc về phía lõi của sao khổng lồ đỏ. Va chạm đã được ngăn chặn, nhưng động thái "hung hãn" này đủ khiến sao khổng lồ đỏ bị mất đi các lớp khí bên ngoài. Những lớp khí đó bị văng ra, để lộ phần lõi của ngôi sao khổng lồ đỏ.
Xem video toàn bộ quá trình zoom gần vào hệ sao HD101584 để quan sát "cuộc đại chiến các vì sao":
Một nghiên cứu về hệ thống sao HD101584 đã được công bố gần đây trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.
"Hệ thống sao HD101584 rất đặc biệt theo nghĩa là 'quá trình tử vong' này đã bị chấm dứt sớm và đột ngột khi một ngôi sao đồng hành có khối lượng thấp bị sao khổng lồ nhấn chìm", ông Hans Olofsson, tác giả nghiên cứu, công tác tại trường Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển, tiến hành, cho biết.
Kết quả cuối cùng của "cuộc chiến các vì sao" đã tạo ra một tinh vân tuyệt đẹp, bao gồm vật liệu bị bắn ra và những vòng tròn các lớp khí có màu sắc khác nhau.
Việc quan sát được một sự kiện như trên cung cấp hiểu biết sâu hơn về những gì Mặt trời của chúng ta sẽ trải qua khi nó phát triển.
"Hiện tại, chúng ta có thể mô tả các quá trình chết đi phổ biến đối với nhiều ngôi sao giống như Mặt trời, nhưng chúng ta không thể giải thích tại sao hoặc chính xác chúng xảy ra như thế nào", bà Sofia Ramstedt, đồng tác giả nghiên cứu, làm việc tạiĐại học Uppsala ở Thụy Điển cho biết.
"HD101584 cho chúng ta manh mối quan trọng để giải câu đố này vì nó hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp ngắn giữa các giai đoạn tiến hóa của ngôi sao, vốn đã được nghiên cứu tốt hơn. Với những hình ảnh chi tiết về môi trường của HD101584, chúng ta có thể hiểu thêmmối liên hệ giữa sao khổng lồ trước đó và ngôisao tàn dư mà nó sẽ sớm trở thành".
Theo bà Sofia, các kính viễn vọng tiên tiến hơntrong tương lai sẽ cho phép các nhà thiên văn học có cái nhìn rõ hơn về các ngôi sao và xác định nhiều điều hơn về chúng. Hiện tại, cặp sao ở quá xa chúng ta và các ngôi sao lại quá gần nhau, để tìm hiểu thêm.
Tháng 1 vừa qua,các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu từ sứ mệnh “săn hành tinh” của kính thiên văn Keplervà phát hiện một ngôi sao trong hệ thống sao “ma cà rồng” đang “hút máu” ngôi sao khác.
Theo kênh CNN, mặc dù sứ mệnh săn tìm hành tinh của kính viễn vọng không gian Kepler, thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA),đã kết thúc vào năm 2018, các nhà thiên văn học vẫn tìm thấy những dữ liệu do kính viễn vọng không gian này cung cấp. Một trong những điều ngạc nhiên đó là phát hiện về một ngôi sao lùn trắng đang hút cạn “sinh mạng” từ người bạn, sao lùn nâu của nó.
Hệ sao “ma cà rồng” này nằm cách chúng ta gần 3.000 năm ánh sáng, gần chòm sao Scorpius.
Khi một ngôi sao giống như Mặt trời hết tuổi thọ và đốt cháy tất cả nhiên liệu, nó phình lên tạo thành một sao khổng lồ đỏ và phụt ra khoảng một nửa khối lượng của nó. Các hành tinh và tiểu hành tinh gần đó bắt đầu bị tiêu hao bởi vụ nổ này.
Kết quả là sao khổng lồ đỏ biến thành một ngôi sao lùn trắng nóng rực bị bỏ lại phía sau, và bất kỳ hành tinh, tiểu hành tinh nào còn sống sót đều di chuyển ra xa hơn vì ngôi sao chính không còn có lực hấp dẫn tương đương với chúng. Sao lùn trắng thì nguội dần theo thời gian.