Hải Phòng cấm biển, Ninh Bình dừng các cuộc họp không cần thiết

TP Hải Phòng đã thông báo cấm tàu thuyền ra khơi, tạm dừng hoạt động cáp treo, bến phà; Đặc khu Cát Hải đã huy động lực lượng tổ chức di dời toàn bộ người dân trên các ô lồng nuôi thủy sản về nơi trú bão an toàn. Tại Ninh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống bão.

 Trưa và chiều 21/7, UBND Đặc khu Cát Hải (Hải Phòng) tiếp tục triển khai công tác phòng, chống bão số 3 khẩn cấp, yêu cầu các tổ dân phố, các cơ quan, đơn vị tổ chức rà soát toàn diện, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đặc biệt, các hộ dân sinh sống trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, chòi canh ven biển, những nơi dễ bị ảnh hưởng trực tiếp khi bão đổ bộ. Ảnh: Xuân Thủy

Trưa và chiều 21/7, UBND Đặc khu Cát Hải (Hải Phòng) tiếp tục triển khai công tác phòng, chống bão số 3 khẩn cấp, yêu cầu các tổ dân phố, các cơ quan, đơn vị tổ chức rà soát toàn diện, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đặc biệt, các hộ dân sinh sống trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, chòi canh ven biển, những nơi dễ bị ảnh hưởng trực tiếp khi bão đổ bộ. Ảnh: Xuân Thủy

 Ngay sau đó, lực lượng liên ngành quân đội, biên phòng, công an, ban quản lý vịnh đã đồng loạt rà soát các ô lồng nuôi thủy sản trên vịnh, hỗ trợ di dời người và tài sản lên bờ, vào nơi tránh bão an toàn. Ảnh: Xuân Thủy

Ngay sau đó, lực lượng liên ngành quân đội, biên phòng, công an, ban quản lý vịnh đã đồng loạt rà soát các ô lồng nuôi thủy sản trên vịnh, hỗ trợ di dời người và tài sản lên bờ, vào nơi tránh bão an toàn. Ảnh: Xuân Thủy

 Lãnh đạo UBND Đặc khu Cát Hải yêu cầu các trưởng thôn thông tin, cảnh báo đến từng hộ bằng nhiều hình thức phát thanh, zalo cộng đồng và trực tiếp đến nhà, đặc biệt với các hộ có người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em. Ảnh: Xuân Thủy

Lãnh đạo UBND Đặc khu Cát Hải yêu cầu các trưởng thôn thông tin, cảnh báo đến từng hộ bằng nhiều hình thức phát thanh, zalo cộng đồng và trực tiếp đến nhà, đặc biệt với các hộ có người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em. Ảnh: Xuân Thủy

 Ngày 21/7, lực lượng chức năng Đặc khu Cát Hải khẩn cấp di dời 102 người già, phụ nữ, trẻ em đến điểm tránh trú bão an toàn. Ảnh: Xuân Thủy

Ngày 21/7, lực lượng chức năng Đặc khu Cát Hải khẩn cấp di dời 102 người già, phụ nữ, trẻ em đến điểm tránh trú bão an toàn. Ảnh: Xuân Thủy

 Các lãnh đạo thôn thuộc Đặc khu Cát Hải trực tiếp đến hỗ trợ người dân phòng chống bão số 3. Ảnh: Xuân Thủy

Các lãnh đạo thôn thuộc Đặc khu Cát Hải trực tiếp đến hỗ trợ người dân phòng chống bão số 3. Ảnh: Xuân Thủy

 Tại Đồ Sơn, nhiều hộ kinh doanh, nhà dân đã tổ chức đắp bao cát, gia cố biển hiệu trước khi bão số 3 đổ bộ.

Tại Đồ Sơn, nhiều hộ kinh doanh, nhà dân đã tổ chức đắp bao cát, gia cố biển hiệu trước khi bão số 3 đổ bộ.

 Nhiều hộ dân ở dọc bãi biển khu 2, khu 1 bắt vít gia cố mái tôn.

Nhiều hộ dân ở dọc bãi biển khu 2, khu 1 bắt vít gia cố mái tôn.

 Nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, ở Đồ Sơn được gia cố bằng ván gỗ.

Nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, ở Đồ Sơn được gia cố bằng ván gỗ.

TP Hải Phòng đã thông báo cấm tàu thuyền ra khơi, dừng các hoạt động khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và các hoạt động khác ở khu vực cửa sông, ven biển, ngoài khơi. Dừng các hoạt động cáp treo Cát Hải - Phù Long, các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại các khu vực biển, đảo.

Ninh Bình dừng các cuộc họp không cần thiết, tập trung cao độ ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Công điện khẩn số 04/CĐ-UBND, chỉ đạo toàn tỉnh tập trung ứng phó bão số 3, cơn bão được dự báo có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn với mưa lớn, gió mạnh, nguy cơ ngập lụt, sạt lở.

 Tàu thuyền đã được đưa vào khu vực lưu trú an toàn tại Khu vực sông Ninh Cơ, Ninh Bình.

Tàu thuyền đã được đưa vào khu vực lưu trú an toàn tại Khu vực sông Ninh Cơ, Ninh Bình.

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc yêu cầu các sở, ngành, địa phương dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống bão. Các khu vực trọng điểm, xung yếu như đê điều, hồ đập, hệ thống tiêu thoát nước ở khu công nghiệp, đô thị… phải được rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng. Việc sơ tán dân khỏi các khu vực nguy hiểm, nhà xuống cấp, lồng bè, chòi canh phải được thực hiện kiên quyết, tuyệt đối không để người dân ở lại khi bão đổ bộ.

 Nhiều du thuyền tại hồ Tam Chúc đã dừng đón khách. Ảnh: N.L

Nhiều du thuyền tại hồ Tam Chúc đã dừng đón khách. Ảnh: N.L

UBND tỉnh Ninh Bình cũng yêu cầu phân công cán bộ xuống cơ sở, bám sát địa bàn để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc công tác ứng phó. Các lực lượng chức năng phải đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, điều tiết giao thông, cung ứng điện, phương tiện cứu hộ và hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”. Các đơn vị liên quan tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo thường xuyên về Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh.

 Cây xanh được cắt tỉa tại khu vực Tam Cốc.

Cây xanh được cắt tỉa tại khu vực Tam Cốc.

Trước đó, tối 20/7, ông Trương Quốc Huy – Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác, đã đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống bão tại các trạm bơm tiêu úng quan trọng thuộc các phường Đồng Văn, Châu Sơn và xã Tân Thanh.

Đoàn đã trực tiếp kiểm tra việc vận hành các trạm bơm Hoành Uyển II, Bùi II, Ngòi Ruột và Võ Giang – các công trình đầu mối đảm nhận nhiệm vụ tiêu úng cho khu công nghiệp Đồng Văn I, II, Châu Sơn cùng vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh.

 Ảnh chụp tại Tràng An.

Ảnh chụp tại Tràng An.

Theo báo cáo, tất cả các trạm bơm hiện đã vận hành 3–5 tổ máy, có lực lượng trực 24/24h, chủ động rút nước đệm phòng ngừa ngập úng khi mưa lớn xảy ra. Các tuyến kênh dẫn, kênh nội đồng cũng được kiểm tra, khơi thông liên tục.

 Người dân và lực lượng chức năng nỗ lực phòng chống bão tại Tam Cốc

Người dân và lực lượng chức năng nỗ lực phòng chống bão tại Tam Cốc

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa bão, duy trì vận hành hiệu quả hệ thống tiêu úng – đặc biệt tại các khu công nghiệp. Đồng thời, nghiêm túc rút kinh nghiệm từ đợt bão số 3 (Yagi) năm 2024, tăng cường cắt tỉa cây xanh, chằng chống công trình, nạo vét cống thoát nước, đảm bảo ổn định nguồn điện phục vụ trạm bơm trong suốt thời gian mưa bão.

Nguyễn Hoàn - Minh Đức

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/hai-phong-cam-bien-ninh-binh-dung-cac-cuoc-hop-khong-can-thiet-post1762269.tpo