Hải quân Mỹ phân cách các lớp tàu chiến của mình như thế nào?

Các lớp tàu chiến thuộc biên chế Hải quân Mỹ được chia theo mã và số hiệu thân, tương ứng với các chức năng, nhiệm vụ mà chúng sẽ thực hiện.

Đầu tiên là các tàu tuần dương hạm mang ký hiệu CG. Đây là ký hiệu viết tắt của Cruiser - Tuần dương và Guided Missile - dẫn đường tên lửa. Hiện trong biên chế Hải quân Mỹ đang có 22 tàu CG tất cả đều thuộc lớp Ticonderoga. Nguồn ảnh: USnavy.

Đầu tiên là các tàu tuần dương hạm mang ký hiệu CG. Đây là ký hiệu viết tắt của Cruiser - Tuần dương và Guided Missile - dẫn đường tên lửa. Hiện trong biên chế Hải quân Mỹ đang có 22 tàu CG tất cả đều thuộc lớp Ticonderoga. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là CVN - tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân với yếu tố "N" viết tắt của Nuclear - hạt nhân - nhằm phân biệt với CV - tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là CVN - tàu sân bay sử dụng động cơ hạt nhân với yếu tố "N" viết tắt của Nuclear - hạt nhân - nhằm phân biệt với CV - tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường. Nguồn ảnh: USnavy.

 Khu trục hạm trong Hải quân Mỹ được ký hiệu là DDG với DD là ký hiệu thân tàu khu trục và G là viết tắt của "đẫn đường tên lửa" như tuần dương hạm. Nguồn ảnh: USnavy.

Khu trục hạm trong Hải quân Mỹ được ký hiệu là DDG với DD là ký hiệu thân tàu khu trục và G là viết tắt của "đẫn đường tên lửa" như tuần dương hạm. Nguồn ảnh: USnavy.

LCC là tàu đổ bộ chỉ huy. Hiện tại trong Hải quân Mỹ chỉ có duy nhất hai tàu thuộc lớp này trong đó có chiếc LCC-19 được gia nhập Hải quân Mỹ từ năm 1970 và là tàu mặt nước cũ nhất của lực lượng này. Nguồn ảnh: USnavy.

LCC là tàu đổ bộ chỉ huy. Hiện tại trong Hải quân Mỹ chỉ có duy nhất hai tàu thuộc lớp này trong đó có chiếc LCC-19 được gia nhập Hải quân Mỹ từ năm 1970 và là tàu mặt nước cũ nhất của lực lượng này. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là LCS - tàu chiến đấu ven biển được Hải quân Mỹ phát triển để thực hiện các nhiệm vụ tại vùng nước nông và là chốt chặn cuối cùng trên biển nếu nước Mỹ bị tấn công đổ bộ. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là LCS - tàu chiến đấu ven biển được Hải quân Mỹ phát triển để thực hiện các nhiệm vụ tại vùng nước nông và là chốt chặn cuối cùng trên biển nếu nước Mỹ bị tấn công đổ bộ. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là các tàu có ký hiệu LHD - tàu đổ bộ tấn công có thiết kế khá giống với tàu sân bay nhưng không sử dụng động cơ hạt nhân và được sử dụng bởi Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là các tàu có ký hiệu LHD - tàu đổ bộ tấn công có thiết kế khá giống với tàu sân bay nhưng không sử dụng động cơ hạt nhân và được sử dụng bởi Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là LPD - ụ nổi tấn công hoặc cơ cấu đổ bộ tấn công (Amphibious Transport Dock). Loại tàu này được Hải quân Mỹ phát triển riêng cho nhiệm vụ đổ bộ đường biển và có thể ủi bãi nếu cần. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là LPD - ụ nổi tấn công hoặc cơ cấu đổ bộ tấn công (Amphibious Transport Dock). Loại tàu này được Hải quân Mỹ phát triển riêng cho nhiệm vụ đổ bộ đường biển và có thể ủi bãi nếu cần. Nguồn ảnh: USnavy.

LSD cũng có tính năng tương tự nhưng là ký hiệu được Hải quân Mỹ dùng cho mọi loại tàu vận tải đổ bộ, trong đó có cả tàu Ivan Rogov của Liên Xô cũng được tính là LSD. Nguồn ảnh: USnavy.

LSD cũng có tính năng tương tự nhưng là ký hiệu được Hải quân Mỹ dùng cho mọi loại tàu vận tải đổ bộ, trong đó có cả tàu Ivan Rogov của Liên Xô cũng được tính là LSD. Nguồn ảnh: USnavy.

MCM-3 là Mine Countermeasures Vessel - tàu phá lôi được sử dụng chuyên cho nhiệm vụ rà phá, kích nổ và vô hiệu hóa thủy lôi. Nguồn ảnh: USnavy.

MCM-3 là Mine Countermeasures Vessel - tàu phá lôi được sử dụng chuyên cho nhiệm vụ rà phá, kích nổ và vô hiệu hóa thủy lôi. Nguồn ảnh: USnavy.

Các tàu mang ký hiệu PC là tàu tuần tra hay xuồng tuần tra được Hải quân Mỹ phát triển thay thế cho các loại PB - Patrol Boat hay Giang Tốc Đỉnh từng dùng ở Việt Nam trước đây. Nguồn ảnh: USnavy.

Các tàu mang ký hiệu PC là tàu tuần tra hay xuồng tuần tra được Hải quân Mỹ phát triển thay thế cho các loại PB - Patrol Boat hay Giang Tốc Đỉnh từng dùng ở Việt Nam trước đây. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là lực lượng tàu ngầm với SSBN ký hiệu cho tàu ngầm hạt nhân có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo. Hiện Hải quân Mỹ có 18 tàu loại này, tất cả đều thuộc lớp Ohio. Nguồn ảnh: USnavy.

Tiếp đến là lực lượng tàu ngầm với SSBN ký hiệu cho tàu ngầm hạt nhân có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo. Hiện Hải quân Mỹ có 18 tàu loại này, tất cả đều thuộc lớp Ohio. Nguồn ảnh: USnavy.

Cuối cùng là SSN - tàu ngầm sử dụng động cơ hạt nhân nhưng không có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo. Hiện Hải quân Mỹ đang dùng 32 tàu ngầm loại này lớp Los Angeles và 17 tàu loại này lớp Virginia. Nguồn ảnh: USnavy.

Cuối cùng là SSN - tàu ngầm sử dụng động cơ hạt nhân nhưng không có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo. Hiện Hải quân Mỹ đang dùng 32 tàu ngầm loại này lớp Los Angeles và 17 tàu loại này lớp Virginia. Nguồn ảnh: USnavy.

Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay của Hải quân Mỹ ở vùng Vịnh.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/hai-quan-my-phan-cach-cac-lop-tau-chien-cua-minh-nhu-the-nao-1188191.html