Hai tiêm kích F-5E Đài Loan đâm nhau, một phi công thiệt mạng

Vụ tai nạn tiêm kích F-5E Đài Loan xảy ra vào chiều qua theo giờ địa phương, hai phi công trong vụ việc một người được xác nhận đã thiệt mạng, người còn lại đang mất tích.

Theo thông tin được tờ Taiwannews đăng tải, hai tiêm kích F-5E của lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan, đã đâm nhau trong một chuyến bay tập vào chiều qua ngày 22/3 theo giờ địa phương.

Theo thông tin được tờ Taiwannews đăng tải, hai tiêm kích F-5E của lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan, đã đâm nhau trong một chuyến bay tập vào chiều qua ngày 22/3 theo giờ địa phương.

Vụ tai nạn tiêm kích F-5E xảy ra cách cảng Xuhai của đảo Đài Loan 3 km. Hai chiếc chiến đấu cơ cất cánh từ 14:30 phút chiều, tới 15:06 thì mất liên lạc do va chạm trên không.

Vụ tai nạn tiêm kích F-5E xảy ra cách cảng Xuhai của đảo Đài Loan 3 km. Hai chiếc chiến đấu cơ cất cánh từ 14:30 phút chiều, tới 15:06 thì mất liên lạc do va chạm trên không.

Tới 15:22 phút, một cuộc tìm kiếm quy mô lớn đã được tổ chức, 16:14 phút cùng ngày, lực lượng cứu hộ tìm thấy ghế phóng thoát hiểm của một chiến đấu cơ F-5E tại tỉnh lộ 26, tuy nhiên không thấy phi công.

Tới 15:22 phút, một cuộc tìm kiếm quy mô lớn đã được tổ chức, 16:14 phút cùng ngày, lực lượng cứu hộ tìm thấy ghế phóng thoát hiểm của một chiến đấu cơ F-5E tại tỉnh lộ 26, tuy nhiên không thấy phi công.

Hai phi công trong vụ việc, một người họ Phan và một người họ La, được cho là có khả năng đã nhảy dù ở cạnh biển, rất có nguy cơ đã rơi xuống nước.

Hai phi công trong vụ việc, một người họ Phan và một người họ La, được cho là có khả năng đã nhảy dù ở cạnh biển, rất có nguy cơ đã rơi xuống nước.

Phi công họ La sau đó đã được tìm thấy vào lúc 16:22 khi đang trôi dạt trên biển, viên phi công này sau đó đã được đưa tới bệnh viện nhưng được thông báo là không qua khỏi.

Phi công họ La sau đó đã được tìm thấy vào lúc 16:22 khi đang trôi dạt trên biển, viên phi công này sau đó đã được đưa tới bệnh viện nhưng được thông báo là không qua khỏi.

Tính tới tối qua ngày 23/3 theo giờ địa phương, phi công họ Phan vẫn mất tích, quá trình tìm kiếm cứu hộ vẫn được tổ chức nhưng bị ảnh hưởng ít nhiều do tầm nhìn kém, trời tối dần.

Tính tới tối qua ngày 23/3 theo giờ địa phương, phi công họ Phan vẫn mất tích, quá trình tìm kiếm cứu hộ vẫn được tổ chức nhưng bị ảnh hưởng ít nhiều do tầm nhìn kém, trời tối dần.

Đây là vụ tai nạn nghiêm trọng thứ 8 liên quan tới tiêm kích F-5E của đảo Đài Loan trong vòng 20 năm qua. Trước đó vào tháng 10 năm ngoái, một phi công họ Chu của Đài Loan cũng đã thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện.

Đây là vụ tai nạn nghiêm trọng thứ 8 liên quan tới tiêm kích F-5E của đảo Đài Loan trong vòng 20 năm qua. Trước đó vào tháng 10 năm ngoái, một phi công họ Chu của Đài Loan cũng đã thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện.

Các tiêm kích chiến đấu F-5 được Mỹ viện trợ cho Đài Loan từ năm 1965. Tới năm 1971, hòn đảo này đã vận hành tổng cộng 72 tiêm kích F-5A và 11 chiếc F-5B.

Các tiêm kích chiến đấu F-5 được Mỹ viện trợ cho Đài Loan từ năm 1965. Tới năm 1971, hòn đảo này đã vận hành tổng cộng 72 tiêm kích F-5A và 11 chiếc F-5B.

Đảo Đài Loan cũng là lực lượng không quân từng biên chế số lượng tiêm kích F-5E đông nhất lịch sử, lúc tối đa lên tới 335 chiếc. Tới cuối thập niên 90, tiêm kích F-16 đã nhập biên số lượng lớn, dần thay thế vai trò của những chiếc F-5E này.

Đảo Đài Loan cũng là lực lượng không quân từng biên chế số lượng tiêm kích F-5E đông nhất lịch sử, lúc tối đa lên tới 335 chiếc. Tới cuối thập niên 90, tiêm kích F-16 đã nhập biên số lượng lớn, dần thay thế vai trò của những chiếc F-5E này.

Tới nay, dù phi đội tiêm kích F-5E của Đài Loan vẫn liên tục được nâng cấp, tuy nhiên do tuổi đời đã lâu, thời gian phục vụ rất nhiều, khiến dàn tiêm kích này dần trở nên lạc hậu.

Tới nay, dù phi đội tiêm kích F-5E của Đài Loan vẫn liên tục được nâng cấp, tuy nhiên do tuổi đời đã lâu, thời gian phục vụ rất nhiều, khiến dàn tiêm kích này dần trở nên lạc hậu.

Các tiêm kích F-5E của Đài Loan là phiên bản một ghế ngồi, sải cánh rộng 8,1 mét, được trang bị hai động cơ GE J85-GE-21, cất cánh được với trọng lượng tối đa 11,2 tấn.

Các tiêm kích F-5E của Đài Loan là phiên bản một ghế ngồi, sải cánh rộng 8,1 mét, được trang bị hai động cơ GE J85-GE-21, cất cánh được với trọng lượng tối đa 11,2 tấn.

Máy bay có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 1.63, tốc độ hành trình Mach 0.98, tốc độ tối thiểu 230 km và có tầm bay tối đa 3700 km.

Máy bay có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 1.63, tốc độ hành trình Mach 0.98, tốc độ tối thiểu 230 km và có tầm bay tối đa 3700 km.

Loại tiêm kích hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo 20mm với 280 viên đạn dự phòng. Ngoài ra F-5E còn sở hữu 7 giá treo dưới bụng và cánh, cho phép mang theo được tối đa 3,2 tấn vũ khí các loại.

Loại tiêm kích hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo 20mm với 280 viên đạn dự phòng. Ngoài ra F-5E còn sở hữu 7 giá treo dưới bụng và cánh, cho phép mang theo được tối đa 3,2 tấn vũ khí các loại.

Hiện tại ngoài đảo Đài Loan, chiến đấu cơ hạng nhẹ F-5E còn đang được sử dụng rất hiệu quả trong biên chế của Không quân Hàn Quốc, Không quân Iran và thậm chí là trong biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

Hiện tại ngoài đảo Đài Loan, chiến đấu cơ hạng nhẹ F-5E còn đang được sử dụng rất hiệu quả trong biên chế của Không quân Hàn Quốc, Không quân Iran và thậm chí là trong biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

Tiêm kích F-5E của Không quân Thụy Sĩ phụt pháo sáng bay xuyên khe núi ở tốc độ cao. Nguồn: Swissmade.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/hai-tiem-kich-f-5e-dai-loan-dam-nhau-mot-phi-cong-thiet-mang-1514177.html