Hải Vương tinh đã được con người phát hiện ra như thế nào?

Được con người biết đến muộn nhất trong 8 hành tinh của Thái Dương hệ, Hải Vương tinh cũng là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết.

Sao Hải Vương (Neptune) hay Hải Vương tinh là hành tinh thứ 8, xa nhất tính từ Mặt trời trong Hệ Mặt Trời. Được con người biết đến muộn nhất trong 8 hành tinh của Thái Dương hệ, đây cũng hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết.

Sao Hải Vương (Neptune) hay Hải Vương tinh là hành tinh thứ 8, xa nhất tính từ Mặt trời trong Hệ Mặt Trời. Được con người biết đến muộn nhất trong 8 hành tinh của Thái Dương hệ, đây cũng hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết.

Người đầu tiên đưa ra giả định về sự tồn tại của sao Hải Vương là nhà thiên văn Alexis Bouvard (1767-1843). Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của quỹ đạo sao Thiên Vương, ông kết luận rằng quỹ đạo của hành tinh này bị nhiễu loạn do tương tác hấp dẫn với một hành tinh nào đó.

Người đầu tiên đưa ra giả định về sự tồn tại của sao Hải Vương là nhà thiên văn Alexis Bouvard (1767-1843). Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của quỹ đạo sao Thiên Vương, ông kết luận rằng quỹ đạo của hành tinh này bị nhiễu loạn do tương tác hấp dẫn với một hành tinh nào đó.

Dựa trên quan điểm của Alexis Bouvard, nhà thiên văn học người Pháp Urbain-Jean-Joseph Le Verrier (1811-1877) đã tính toán vị trí gần đúng của Hải Vương tinh bằng cách nghiên cứu những nhiễu loạn do trọng lực gây ra trong chuyển động của Thiên Vương tinh.

Dựa trên quan điểm của Alexis Bouvard, nhà thiên văn học người Pháp Urbain-Jean-Joseph Le Verrier (1811-1877) đã tính toán vị trí gần đúng của Hải Vương tinh bằng cách nghiên cứu những nhiễu loạn do trọng lực gây ra trong chuyển động của Thiên Vương tinh.

Ngày 23/9/1846, Le Verrier thông báo cho cộng sự người Đức Johann Gottfried Galle (1812-1910) về những phát hiện của mình. Ngay trong đêm đó, Galle cùng trợ lý Heinrich Louis d’Arrest đã xác định được vị trí của Hải Vương tinh tại đài quan sát của họ ở Berlin.

Ngày 23/9/1846, Le Verrier thông báo cho cộng sự người Đức Johann Gottfried Galle (1812-1910) về những phát hiện của mình. Ngay trong đêm đó, Galle cùng trợ lý Heinrich Louis d’Arrest đã xác định được vị trí của Hải Vương tinh tại đài quan sát của họ ở Berlin.

Họ đã ghi nhận chuyển động tương đối của Hải Vương tinh so với hằng tinh (background stars) trong 24 giờ để đi đến kết luận rằng thiên thể này là một hành tinh.

Họ đã ghi nhận chuyển động tương đối của Hải Vương tinh so với hằng tinh (background stars) trong 24 giờ để đi đến kết luận rằng thiên thể này là một hành tinh.

Theo các nhà nghiên cứu, sao Hải Vương là khối khí khổng lồ màu xanh lam, có đường kính gấp 4 lần Trái Đất, mang tên vị thần biển Neptune của người La Mã theo truyền thống đặt tên tương tự với các hành tinh đã biết trước đó.

Theo các nhà nghiên cứu, sao Hải Vương là khối khí khổng lồ màu xanh lam, có đường kính gấp 4 lần Trái Đất, mang tên vị thần biển Neptune của người La Mã theo truyền thống đặt tên tương tự với các hành tinh đã biết trước đó.

Khí quyển của sao Hải Vương chứa thành phần cơ bản là hydro và heli, cùng một số ít các hydrocarbon và có lẽ cả nitơ, tương tự như của sao Mộc hay sao Thổ.

Khí quyển của sao Hải Vương chứa thành phần cơ bản là hydro và heli, cùng một số ít các hydrocarbon và có lẽ cả nitơ, tương tự như của sao Mộc hay sao Thổ.

Tương tự sao Thiên Vương, khí quyển của Hải Vương tinh chứa tỷ lệ lớn hơn các phân tử "băng" như nước, amonia, và methan nên các nhà thiên văn đôi khi gọi hai hành tinh này là hành tinh băng đá khổng lồ để nhấn mạnh sự khác biệt với sao Mộc và sao Thổ.

Tương tự sao Thiên Vương, khí quyển của Hải Vương tinh chứa tỷ lệ lớn hơn các phân tử "băng" như nước, amonia, và methan nên các nhà thiên văn đôi khi gọi hai hành tinh này là hành tinh băng đá khổng lồ để nhấn mạnh sự khác biệt với sao Mộc và sao Thổ.

Hiện người ta đã phát hiện được 8 mặt trăng của Hải Vương tinh, trong đó Triton là mặt trăng lớn nhất, và một hệ thống vành đai hành tinh chứa ba vành sáng và hai vành mờ.

Hiện người ta đã phát hiện được 8 mặt trăng của Hải Vương tinh, trong đó Triton là mặt trăng lớn nhất, và một hệ thống vành đai hành tinh chứa ba vành sáng và hai vành mờ.

Cho tới nay, tàu không gian Voyager 2 là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương, vào ngày 25/8/1989.

Cho tới nay, tàu không gian Voyager 2 là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương, vào ngày 25/8/1989.

Mời quý độc giả xem video: Bảo tàng Đức mất đồng xu lớn nhất thế giới | VTV.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hai-vuong-tinh-da-duoc-con-nguoi-phat-hien-ra-nhu-the-nao-1606412.html