Hầm 7 tỷ USD xuyên biển dài nhất thế giới có gì đặc biệt?
Nằm ở độ sâu 40m dưới đáy biển Baltic, đường hầm Fehmarnbelt nối Đan Mạch với Đức sẽ giảm thời gian đi lại khi hoàn thành vào năm 2029.
Sau hơn 1 thập kỷ lên kế hoạch, việc xây dựng đường hầm Fehmarnbelt đã bắt đầu năm 2020. Sau vài tháng, một bến cảng tạm thời được hoàn thành bên phía Đan Mạch. Nơi đây, sẽ đặt một nhà máy sản xuất các hầm bê tông đúc sẵn để xây dựng đường hầm.
Đường hầm Fehmarnbelt là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất châu u trị giá 7 tỷ Euro (7,1 tỷ USD) dài 18 km, được thiết kế để thay cho dịch vụ phà hiện tại, vốn là phương tiện trung chuyển hàng triệu hành khách/năm. Đặc biệt ở chỗ, đường hầm sẽ kết hợp giữa hai đường ô tô hai làn với hai đường ray tàu hỏa điện khí hóa.
Dự kiến, khi hoàn thành nơi đây sẽ trở thành đường hầm xuyên biển kết hợp giao thông đường bộ và đường sắt dài nhất thế giới. Thời gian di chuyển bằng tàu qua đường hầm sẽ chỉ còn 7 phút và bằng ô tô là 10 phút, thay vì 45 phút đi xuyên biển bằng phà như thông thường.
Về thời gian di chuyển từ thành phố Copenhagen (Đan Mạch) tới Hamburg (Đức), nếu đi bằng tàu hỏa thông thường mất khoảng 4,5 giờ thì khi có sự kết hợp của đường hầm, thời gian di chuyển quãng đường này chỉ còn 2,5 giờ.
Khi đi vào hoạt động, đường hầm cũng tạo thuận lợi hoạt động vận tải hàng bằng xe tải vì giúp rút ngắn tuyến đường di chuyển giữa Thụy Điển và Trung u 160km so với hiện nay.
Đáng chú ý, lợi ích lớn nhất phải kể đến là về khí hậu. Việc rút ngắn thời gian di chuyển sẽ giúp đường sắt trở thành loại hình giao thông hấp dẫn hơn so với hàng không. Bên cạnh đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt điện khí hóa cũng là giải pháp thân thiện nhất với môi trường.
(*) Nguồn: Báo Giao Thông
Thực hiện : Lại Đoàn
Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/ham-7-ty-usd-xuyen-bien-dai-nhat-the-gioi-co-gi-dac-biet