Hạm đội Bóng tối lập 'địa điểm khét tiếng' mới để xuất khẩu dầu?
Nga đã lựa chọn một số vùng biển gần để làm bến trung chuyển dầu thô xuất khẩu từ các tàu vận chuyển trung gian sang các tàu thuộc 'Hạm đội Bóng tối'.
Theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền vận tải biển do Bloomberg tổng hợp, sau khi hải quân Hy Lạp mở chiến dịch “trấn áp hàng hóa bất hợp pháp trên biển” ở vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, các tàu dầu của hạm đội Bóng tối Nga đã có sự điều chỉnh để thích ứng.
Theo đó, các công ty vận chuyển dầu của Nga và trung gian của Nga đã chuyển các chuyến hàng từ tàu chở dầu ở vùng biển Địa Trung Hải gần cửa ngõ Biển Đen sang tàu chở dầu đậu ở xa hơn về phía tây Địa Trung Hải, ngoài khơi mũi phía đông của bờ biển Maroc.
Điểm trung chuyển mới được phát hiện gần đây nêu bật thực tế là không chỉ là Nga mà cả các nhà khai thác và thương nhân trung gian cũng tiếp tục tìm cách lách các biện pháp trừng phạt để cung cấp dầu thô và các sản phẩm chế xuất dầu của Nga ra thị trường quốc tế.
Tháng trước, Hải quân Hy Lạp đã tiến hành tập trận ở Vịnh Laconia ở miền nam Hy Lạp và cấm mọi hoạt động vận chuyển hàng hải ở đó.
Trước đó, khu vực này đã trở thành “địa điểm khét tiếng” đối với phương Tây do hoạt động vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga, thông qua hoạt động trung chuyển dầu sang các tàu vận tải không mang quốc tịch Nga thuộc “Hạm đội Bóng tối”, để tránh truy xuất nguồn gốc.
Kể từ khi Liên minh châu Âu cấm vận dầu Nga và EU cùng với G7 và Hoa Kỳ áp đặt trần giá đối với dầu của Nga, Moscow đã ngừng sử dụng các công ty vận tải biển, dịch vụ bảo hiểm và tài chính của phương Tây và cả tàu chở dầu của chính mình, nhưng hoạt động xuất khẩu dầu của Nga không hề gián đoạn.
Moscow đã nỗ lực mua lại nhiều tàu dầu của các nước khác, đăng ký dưới danh nghĩa quốc gia khác, lập Hạm đội Bóng tối để vận chuyển dầu, thông qua các điểm trung chuyển ở các vùng biển gần nhất với biên giới lãnh thổ của mình, thậm chí là trong vùng biển của các thành viên liên minh như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 5, hải quân Hy Lạp tuyên bố thành lập khu vực cấm ở vùng biển quốc tế Vịnh Laconia, làm gián đoạn nguồn cung dầu của Nga.
Không biết chắc chắn là hành động của Athens có nhằm ngăn chặn việc Nga lách lệnh trừng phạt hay không, nhưng chúng chính xác có tác dụng như vậy.
Các tuyến đường được Bloomberg theo dõi bằng hệ thống tự động cho thấy Nga và các thương nhân đã chuyển hoạt động trung chuyển sang bờ biển Maroc.
Dữ liệu theo dõi hành trình cho thấy có ít nhất ba tàu chở dầu Aframax gần đây chở đầy các sản phẩm dầu Urals từ cảng Primorsk ở Baltic của Nga tới.
Sau đó, họ sẽ chuyển loại hàng đầu này lên các tàu lớn hơn để giao sản phẩm cho khách hàng đâu đó trên thế giới.