Phương Tây đang không biết làm cách nào kiểm soát "hạm đội bóng tối" của Nga, cảm thấy lo lắng trước sự lớn mạnh của hạm đội, bởi điều này có thể gây nhiều hệ lụy đối với họ.
Hiện tại, mọi biện pháp cấm vận và trừng phạt liên quan đến việc xuất khẩu dầu thô của Nga đã cạn kiệt. Nói một cách đơn giản, việc ngăn chặn hoạt động của "hạm đội bóng tối" chở nguyên liệu thô từ Liên bang Nga tỏa đi là điều không thể.
Tuy nhiên Liên minh châu Âu có thể thực hiện một số bước đi nhất định, ít nhất sẽ gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp Nga trong kinh doanh và hạn chế việc họ "lách" các lệnh cấm vận.
Rõ ràng các hoạt động kinh tế của Moskva (mặc dù là không hợp lệ theo áp chế phương Tây) nhằm lách những biện pháp trừng phạt không thể là cơ sở cho sự can thiệp từ NATO.
Lý do rất đơn giản là bởi vì các tàu chở dầu thuộc "hạm đội bóng tối" không thuộc bất kỳ lực lượng vũ trang nào, cho nên chỉ còn lại biện pháp gây áp lực kinh tế, tờ Politico nhận xét.
Cần lưu ý một yếu tố đó là để đến đích, thường là cảng ở Ấn Độ và Trung Quốc, các tàu chở dầu thô từ Nga phải đi qua vùng biển của một số nước NATO, bởi vì phần lớn dầu của Nga xuất phát từ các cảng ở Biển Baltic.
Tệ hơn nữa, nhiều con tàu trong số này bị từ chối cung cấp dịch vụ hoa tiêu khi điều hướng qua một số vùng biển chật hẹp nằm giữa Đan Mạch và Thụy Điển.
Ngoài mối đe dọa môi trường nói trên, những tàu chở dầu đầy mờ ám này gần đây cũng đã bắt đầu trôi dạt ngoài khơi bờ biển phía Đông của đảo Gotland thuộc Thụy Điển, nơi chúng tham gia vào hoạt động trung chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác đầy tính rủi ro.
Họ làm điều này ngay bên ngoài phạm vi 12 hải lý lãnh hải của Thụy Điển. Điều đó có nghĩa là mặc dù các tàu thuộc "hạm đội bóng tối" nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Stockholm, nhưng quốc gia nói trên khó có thể làm gì để ngăn chặn chúng.
Điều này rất quan trọng không chỉ vì sự hiện diện của chúng mang tính khiêu khích và có thể gây ra thiệt hại lớn về môi trường, mà như Hải quân Thụy Điển đã báo cáo vào cuối tháng 4, những tàu chở dầu trên còn mang theo thiết bị liên lạc không giống với bất kỳ tàu buôn nào.
Các nhà phân tích phương Tây tin rằng có vẻ như chúng đồng thời tiến hành hoạt động thu thập tin tức, vai trò như các trạm nghe lén nhằm phục vụ lợi ích của Nga.
Liên minh châu Âu và NATO coi lý do này rất xa vời để can thiệp, bởi họ chưa nhận thấy được mối đe dọa đối với Thụy Điển về mặt quân sự. Điều này mở rộng phạm vi các hành động có thể áp dụng đối với những con tàu đang bị "trôi dạt".
Phương Tây chỉ có thể thực hiện một số cuộc kiểm tra trên danh nghĩa bảo vệ môi trường, hay tìm hiểu xem những con tàu nói trên có chở theo hàng hóa lậu hay không...
Rõ ràng cách tiếp cận này sẽ không thể ngăn cản việc trung chuyển dầu, nhưng ít nhất sẽ gây khó khăn và thu hẹp lợi nhuận của Nga, ấn phẩm Politico kết luận.