Hạm đội tàu phá băng Nga mở rộng gây phản ứng dữ dội từ Mỹ

Nga mở rộng hạm đội tàu phá băng trong đó có những chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân đang khiến Mỹ cảm thấy lo ngại.

Nga mở rộng hạm đội tàu phá băng trong đó việc đưa chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Sibir (Dự án 22220) nhằm thống trị khu vực Bắc Cực đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía Mỹ.

Nga mở rộng hạm đội tàu phá băng trong đó việc đưa chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Sibir (Dự án 22220) nhằm thống trị khu vực Bắc Cực đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía Mỹ.

Cách đây vài ngày, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Sibir đã được đưa vào hoạt động tại Nga, đây là con tàu thứ hai thuộc Dự án 22220. Ba con tàu tương tự nữa đang được đóng.

Cách đây vài ngày, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Sibir đã được đưa vào hoạt động tại Nga, đây là con tàu thứ hai thuộc Dự án 22220. Ba con tàu tương tự nữa đang được đóng.

Theo các nhà báo Trung Quốc từ trang NetEase, thông tin về việc mở rộng hạm đội tàu phá băng của Nga đã gây ra phản ứng tiêu cực tại Mỹ bởi họ lo ngại sức mạnh ngày càng tăng từ phía Moskva.

Theo các nhà báo Trung Quốc từ trang NetEase, thông tin về việc mở rộng hạm đội tàu phá băng của Nga đã gây ra phản ứng tiêu cực tại Mỹ bởi họ lo ngại sức mạnh ngày càng tăng từ phía Moskva.

Các nhà phân tích của tờ NetEase lưu ý: “Do kích thước khổng lồ và sự hiện diện của hai lò phản ứng hạt nhân, tàu phá băng lớp Sibir có khả năng phá vỡ lớp băng dày khoảng 3 mét, đây là thông số cực kỳ ấn tượng.

Các nhà phân tích của tờ NetEase lưu ý: “Do kích thước khổng lồ và sự hiện diện của hai lò phản ứng hạt nhân, tàu phá băng lớp Sibir có khả năng phá vỡ lớp băng dày khoảng 3 mét, đây là thông số cực kỳ ấn tượng.

Theo thống kê từ truyền thông quốc tế, hạm đội tàu phá băng của Nga có số lượng vài chục tàu, trong đó có nhiều chiếc được trang bị lò phản ứng hạt nhân. Không quốc gia nào trên thế giới có số lượng tàu phá băng lớn như vậy.

Theo thống kê từ truyền thông quốc tế, hạm đội tàu phá băng của Nga có số lượng vài chục tàu, trong đó có nhiều chiếc được trang bị lò phản ứng hạt nhân. Không quốc gia nào trên thế giới có số lượng tàu phá băng lớn như vậy.

Để so sánh, Mỹ chỉ có một vài tàu loại này để sử dụng. Trong bối cảnh đó, thông tin Liên bang Nga đã đưa vào vận hành một tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân khác gây ra những cảm xúc không mấy dễ chịu đối với Washington.

Để so sánh, Mỹ chỉ có một vài tàu loại này để sử dụng. Trong bối cảnh đó, thông tin Liên bang Nga đã đưa vào vận hành một tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân khác gây ra những cảm xúc không mấy dễ chịu đối với Washington.

Tờ báo Trung Quốc bình luận: “Khi gã khổng lồ hạt nhân Nga chính thức trỗi dậy, Mỹ - quốc gia đang cạnh tranh với Liên bang Nga trong cuộc đua tranh giành quyền thống trị Bắc Cực đã có phần lúng túng trước những gì đã xảy ra".

Tờ báo Trung Quốc bình luận: “Khi gã khổng lồ hạt nhân Nga chính thức trỗi dậy, Mỹ - quốc gia đang cạnh tranh với Liên bang Nga trong cuộc đua tranh giành quyền thống trị Bắc Cực đã có phần lúng túng trước những gì đã xảy ra".

Trong bối cảnh tin tức từ Nga liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ, chủ đề về khả năng phá băng hạn chế của nước này đã được nêu ra, họ đã đi đến kết luận rằng Washington không chỉ thua kém Liên bang Nga, mà ngay cả với Trung Quốc.

Trong bối cảnh tin tức từ Nga liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ, chủ đề về khả năng phá băng hạn chế của nước này đã được nêu ra, họ đã đi đến kết luận rằng Washington không chỉ thua kém Liên bang Nga, mà ngay cả với Trung Quốc.

Khu vực Bắc Cực có tầm quan trọng chiến lược lớn: khoảng 1/4 trữ lượng dầu và khí đốt trên thế giới nằm dưới lớp băng phía Bắc. Các tàu phá băng hạt nhân lớn là công cụ không thể thiếu để khai thác sự giàu có đáng kinh ngạc này.

Khu vực Bắc Cực có tầm quan trọng chiến lược lớn: khoảng 1/4 trữ lượng dầu và khí đốt trên thế giới nằm dưới lớp băng phía Bắc. Các tàu phá băng hạt nhân lớn là công cụ không thể thiếu để khai thác sự giàu có đáng kinh ngạc này.

Ngoài ra nếu không có những con tàu như vậy, hầu như không thể sử dụng tuyến đường biển Phương Bắc đầy hứa hẹn, cùng với đó tốc độ vận chuyển hàng hóa từ Á sang Âu cao hơn nhiều so với các hướng logistics phổ biến nhất hiện nay.

Ngoài ra nếu không có những con tàu như vậy, hầu như không thể sử dụng tuyến đường biển Phương Bắc đầy hứa hẹn, cùng với đó tốc độ vận chuyển hàng hóa từ Á sang Âu cao hơn nhiều so với các hướng logistics phổ biến nhất hiện nay.

Mỹ nhận thức rõ rằng với sự xuất hiện của các tàu phá băng mới ở Nga, vị thế của họ trong khu vực ngày càng trở nên yếu hơn, và đó là lý do tại sao người Mỹ đang phản ứng dữ dội với những thông điệp nnhư vậy.

Mỹ nhận thức rõ rằng với sự xuất hiện của các tàu phá băng mới ở Nga, vị thế của họ trong khu vực ngày càng trở nên yếu hơn, và đó là lý do tại sao người Mỹ đang phản ứng dữ dội với những thông điệp nnhư vậy.

Ngoài ra trong chiến lược hướng tới tương lai, Nga đã công bố ý định thành lập một đơn vị tác chiến mới đó là Hạm đội Bắc Cực nhằm xây chắc ưu thế vượt trội của mình.

Ngoài ra trong chiến lược hướng tới tương lai, Nga đã công bố ý định thành lập một đơn vị tác chiến mới đó là Hạm đội Bắc Cực nhằm xây chắc ưu thế vượt trội của mình.

Các nhà máy đóng tàu Nga đang gấp rút hoàn thiện tàu phá băng chiến đấu mang tên lửa Dự án 23550 lớp Ivan Papanin, đây là những chiến hạm được tối ưu hóa cho hoạt động tại vùng Bắc Cực.

Các nhà máy đóng tàu Nga đang gấp rút hoàn thiện tàu phá băng chiến đấu mang tên lửa Dự án 23550 lớp Ivan Papanin, đây là những chiến hạm được tối ưu hóa cho hoạt động tại vùng Bắc Cực.

Trước ưu thế vượt trội của Nga, rõ ràng Mỹ cùng với các đồng minh NATO của họ sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới mong thu hẹp sự chênh lệch trong tương lai.

Trước ưu thế vượt trội của Nga, rõ ràng Mỹ cùng với các đồng minh NATO của họ sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới mong thu hẹp sự chênh lệch trong tương lai.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ham-doi-tau-pha-bang-nga-mo-rong-gay-phan-ung-du-doi-tu-my-post492059.antd