Hạn chế sử dụng túi ni-lông: Cần sự chung tay của cả cộng đồng
Sử dụng túi ni-lông và đồ nhựa dùng một lần là nguyên nhân gây ra tình trạng 'khủng hoảng rác thải nhựa' mà môi trường đang phải gánh chịu. Tác hại của rác thải nhựa mọi người đã nhận ra, song việc thay đổi hành vi lại không hề đơn giản.
Hội Phụ nữ thực hiện tặng làn nhựa, xô đựng rác bằng nhựa cho hội viên để hạn chế túi ni lon. Ảnh: PV
Đi từ nông thôn đến thành thị, vào các siêu thị, các chợlớn, nhỏ, đến các cửa hàng tạp hóa, đồ ăn nhanh.… ở đâu cũng thấy xuất hiện túini-lông và đồ nhựa dùng một lần. Trước đây, người đi chợ thường xách theo chiếclàn nhựa, giỏ mây; mớ rau, con cá được gói bằng lá chuối, buộc bằng lạt, rơmthì hiện nay, túi ni-lông đã trở thành lựa chọn cho rất nhiều người. Từ đồ ănchế biến sẵn như giò, chả, bánh đến những thực phẩm tươi sống như rau, thịt,đậu, cá, trái cây, thậm chí vài củ tỏi, củ gừng, nhánh hành, quả ớt... mỗi loạithực phẩm đều được đựng trong một túi ni-lông riêng.
Một tiểu thương bán hàng tại chợ Ninh Mỹ (Hoa Lư) tâm sự:Mỗi tháng tôi dùng khoảng 3 - 5 kg túi ni-lông to nhỏ các loại. Tôi bán ở đâynhiều năm, khách đi chợ mang theo làn nhựa hoặc từ chối sử dụng túi ni-lông rấtít. Còn ở thành phố Ninh Bình có rất nhiều quán trà sữa, 100% quán sử dụng cốcvà ống hút nhựa sử dụng một lần cho khách hàng. Bình quân mỗi quán bán ra từ120 - 150 cốc/ngày. Chỉ bằng một phép tính đơn giản có thể thấy lượng rác thảinhựa từ các chợ, siêu thị và các quán ăn, uống hàng ngày là rất lớn.
Việc sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa dùng một lần quá phổ biếntrong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Mặc dù đem lại sự tiện lợi,giá thành rẻ, nhưng việc sử dụng các sản phẩm này ngày càng nhiều đang gây ranhững tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Túi ni-lông,ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được táichế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, sản phẩm nhựa này sẽ thôi nhiễm vàothức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Tích tụlâu ngày có thể gây ung thư, ảnh hưởng xấu đến thay đổi nội tiết tố và nhiều hệlụy khác cho sức khỏe con người. Ngoài ra, túi ni-lông và các sản phẩm nhưạdùng một lần, chỉ sử dụng thời gian rất ngắn rồi vứt bỏ, các sản phẩm này lâuphân hủy nên tác hại của nó vô cùng lớn.
Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến lượng rác thải nhựa,túi ni-lông thải ra môi trường ngày càng lớn, trong khi việc quản lý, thu gom,xử lý chưa kịp thời, không khó bắt gặp những đống rác thải nhựa tràn lan trêncác tuyến đường; từ đó hiện tượng đốt rác thải nhựa, túi ni-lông là rất phổbiến.
Khi được đốt ở ngoài môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc gây khó thở,ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêuhóa... Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn gây ô nhiễm môitrường, hệ sinh thái trên trái đất.
Việc thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lông của người dânkhông thể thực hiện được trong ngày một, ngày hai mà cần phải có thời gian lâudài. Do vậy, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, ngay từ bây giờ, môĩchúng ta nên tự giác hạn chế, tiến tới loại bỏ thói quen sử dụng túi ni-lông đểbảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình. Tăng cường sử dụng sản phẩm đựng đồ đượclàm từ những nguyên liệu dễ phân hủy trong môi trường như giấy, tre, nứa,cói...
Khi đi mua hàng hoặc đi chợ nên mang theo làn, giỏ, túi, hộp đựng thựcphẩm... hoặc sử dụng giấy, các loại lá như lá chuối, lá sen... để bao gói.Trường hợp bắt buộc sử dụng túi ni-lông thì nên để các loại thực phẩm, hàng hoácó thể để chung trong cùng một túi.
Để việc hạn chế đồnhựa dùng một lần đi vào thực chất, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thứccho cộng đồng về tác hại của sử dụng túi ni-lông cần được tăng cường. Cán bộ,đảng viên phải là người tích cực đi đầu trong việc thực hiện phong trào chốngrác thải nhựa, trong các công sở cũng như đời sống gia đình và ở khu dân cưbằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Mỗi một người dân cũng cần nâng caonhận thức, thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lông và các vật liệu bằng nhựa đểcùng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình. Cùng với đó,cần nghiên cứu để có các giải pháp thay thế vật dụng nhựa bằng các chất liêụthân thiện với môi trường.
Trần Dũng