Hàn Quốc 'đốt tiền' chế tạo chiến đấu cơ chưa ra đời đã lạc hậu?

Tháng 9/2019, Hàn Quốc đã hoàn tất việc đánh giá thiết kế chưong trình máy bay chiến đấu thế hệ mới KF-X. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự đặt ra câu hỏi: Hàn Quốc liệu có đang lãng phí nguồn lực để có được dòng máy bay chiến đấu chưa ra đời đã lạc hậu?

Tháng 10/2019, mô hình kích thước đầy đủ của máy bay chiến đấu KF-X đã được giới thiệu trước công chúng. Nguyên mẫu đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2021 và thực hiện chuyến bay vào năm 2022, việc phát triển KF-X sẽ chính thức hoàn thành vào khoảng năm 2026. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Tháng 10/2019, mô hình kích thước đầy đủ của máy bay chiến đấu KF-X đã được giới thiệu trước công chúng. Nguyên mẫu đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2021 và thực hiện chuyến bay vào năm 2022, việc phát triển KF-X sẽ chính thức hoàn thành vào khoảng năm 2026. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Chương trình chế tạo nguyên mẫu tiêm kích KF-X có tổng trị giá 450 triệu USD, Cơ quan mua sắm quốc phòng (DAPA) và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) đã đạt đưực một thỏa thuận với Tập đoàn MBDA về việc tích hợp tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Meteor để trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 KF-X. Ảnh: Mô hình máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Chương trình chế tạo nguyên mẫu tiêm kích KF-X có tổng trị giá 450 triệu USD, Cơ quan mua sắm quốc phòng (DAPA) và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) đã đạt đưực một thỏa thuận với Tập đoàn MBDA về việc tích hợp tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Meteor để trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 KF-X. Ảnh: Mô hình máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Chương trình nghiên cứu phát triển và chế tạo KF-X là dự án hợp tác giữa Hàn Quốc và Indonesia, nhằm phát triển một mẫu máy bay tiêm kích tiên tiến dành cho Hàn Quốc và Indonesia. Đây cũng là chương trình phát triển máy bay chiến đấu thứ hai của Hàn Quốc, sau chương trình máy bay huấn luyệ̣n/chiến đấu FA-50. Ảnh: Mô hình máy bay chiến đấu KF-X Hàn Quốc - Nguồn: KAI

Chương trình nghiên cứu phát triển và chế tạo KF-X là dự án hợp tác giữa Hàn Quốc và Indonesia, nhằm phát triển một mẫu máy bay tiêm kích tiên tiến dành cho Hàn Quốc và Indonesia. Đây cũng là chương trình phát triển máy bay chiến đấu thứ hai của Hàn Quốc, sau chương trình máy bay huấn luyệ̣n/chiến đấu FA-50. Ảnh: Mô hình máy bay chiến đấu KF-X Hàn Quốc - Nguồn: KAI

Tháng 9/2019, những đánh giá thiết kế về chương trình máy bay chiến đấu KF-X đã hoàn thành. Tháng 10/2019, mô hình kích thước đầy đủ đã được Tập đoàn KAI giới thiệu trước công chúng. Nguyên mẫu đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2021 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2022. Ảnh: Đồ họa so sánh máy bay F-35 và KF-X - Nguồn: Wikipedia.

Tháng 9/2019, những đánh giá thiết kế về chương trình máy bay chiến đấu KF-X đã hoàn thành. Tháng 10/2019, mô hình kích thước đầy đủ đã được Tập đoàn KAI giới thiệu trước công chúng. Nguyên mẫu đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2021 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2022. Ảnh: Đồ họa so sánh máy bay F-35 và KF-X - Nguồn: Wikipedia.

Dự kiến việc phát triển máy bay chiến đấu KF-X sẽ chính thức hoàn thành vào năm 2026. Tháng 10/2019, DAPA đã ký thỏa thuận với Tập đoàn KAI chế tạo nguyên mẫu khí động đầu tiên của máy bay KF-X. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Dự kiến việc phát triển máy bay chiến đấu KF-X sẽ chính thức hoàn thành vào năm 2026. Tháng 10/2019, DAPA đã ký thỏa thuận với Tập đoàn KAI chế tạo nguyên mẫu khí động đầu tiên của máy bay KF-X. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Tập đoàn KAI cho biết: Nguyên mẫu này có nhiều nét tương đồng với mô hình KF-X được trưng bày tại Triển lãm quân sự ADEX 2019 vừa diễn ra ở Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Nguyên mẫu này có 6 mấu treo cứng dưới cánh, hai thùng nhiên liệu ngoài, hai quả bom và hai tên lửa không đối không tầm ngắn IRIS-T của Công ty Diehl Defense (Đức). Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Tập đoàn KAI cho biết: Nguyên mẫu này có nhiều nét tương đồng với mô hình KF-X được trưng bày tại Triển lãm quân sự ADEX 2019 vừa diễn ra ở Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Nguyên mẫu này có 6 mấu treo cứng dưới cánh, hai thùng nhiên liệu ngoài, hai quả bom và hai tên lửa không đối không tầm ngắn IRIS-T của Công ty Diehl Defense (Đức). Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Mũi trước phía dưới bên phải là thiết bị mô phỏng của kính ngắm mục tiêu Sniper của Hãng Lockheed Martin, sử dụng để phóng 4 tên lửa không đối không Meteor của Tập đoàn MBDA gắn dưới thân máy bay. Tập đoàn KAI và DAPA đã ký thỏa thuận mua tên lửa không đối không Meteor với Tập đoàn MBDA của Pháp. Ảnh: Mô hình trưng bày máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Mũi trước phía dưới bên phải là thiết bị mô phỏng của kính ngắm mục tiêu Sniper của Hãng Lockheed Martin, sử dụng để phóng 4 tên lửa không đối không Meteor của Tập đoàn MBDA gắn dưới thân máy bay. Tập đoàn KAI và DAPA đã ký thỏa thuận mua tên lửa không đối không Meteor với Tập đoàn MBDA của Pháp. Ảnh: Mô hình trưng bày máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Mặc dù chưa tiết lộ số lượng và giá trị của hợp đồng mua tên lửa không đối không Meteor, nhưng theo các nguồn tin, thỏa thuận này sẽ bao gồm hỗ trợ quá trình lắp đặt tên lửa, chuyển giao một số công nghệ tên lửa, cung cấp các tên lửa cho bắn thử nghiệm và nghiệm thu. Ảnh: Tên lửa Meteor - Nguồn: MBDA

Mặc dù chưa tiết lộ số lượng và giá trị của hợp đồng mua tên lửa không đối không Meteor, nhưng theo các nguồn tin, thỏa thuận này sẽ bao gồm hỗ trợ quá trình lắp đặt tên lửa, chuyển giao một số công nghệ tên lửa, cung cấp các tên lửa cho bắn thử nghiệm và nghiệm thu. Ảnh: Tên lửa Meteor - Nguồn: MBDA

Tập đoàn KAI cho biết: KF-X có khối lượng cất cánh tối đa 25.600 kg, trọng tải tối đa 7.700 kg; sử dụng động cơ phản lực General Electric F414, cung cấp lực đẩy đủ để đạt tốc độ 1,9 Mach; cự ly bay hành trình tối đa 2.900 km. Ảnh: Động cơ GE F414 - Nguồn: Wikipedia.

Tập đoàn KAI cho biết: KF-X có khối lượng cất cánh tối đa 25.600 kg, trọng tải tối đa 7.700 kg; sử dụng động cơ phản lực General Electric F414, cung cấp lực đẩy đủ để đạt tốc độ 1,9 Mach; cự ly bay hành trình tối đa 2.900 km. Ảnh: Động cơ GE F414 - Nguồn: Wikipedia.

Máy bay KF-X sẽ không có khoang vũ khí giấu trong thân, nhưng một trong những giải pháp tăng đặc điểm khí động học và khả năng tàng hình của KF-X là các giá treo vũ khí được thu sát vào thân máy bay, tương tự như công nghệ áp dụng trên máy bay Eurofighter Typhoon. Ảnh: Mô hình trưng bày máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Máy bay KF-X sẽ không có khoang vũ khí giấu trong thân, nhưng một trong những giải pháp tăng đặc điểm khí động học và khả năng tàng hình của KF-X là các giá treo vũ khí được thu sát vào thân máy bay, tương tự như công nghệ áp dụng trên máy bay Eurofighter Typhoon. Ảnh: Mô hình trưng bày máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

DAPA tuyên bố: KF-X sẽ được trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động, do Hàn Quốc tự chế tạo, hiệu suất tương đương với radar APG-83 của Hãng Northrop Grumman (Mỹ), trang bị trên máy bay F-16V và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến; KF-X cũng như khả năng tiếp dầu trên không. Ảnh: Radar APG-83 - Nguồn: Wikipedia.

DAPA tuyên bố: KF-X sẽ được trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động, do Hàn Quốc tự chế tạo, hiệu suất tương đương với radar APG-83 của Hãng Northrop Grumman (Mỹ), trang bị trên máy bay F-16V và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến; KF-X cũng như khả năng tiếp dầu trên không. Ảnh: Radar APG-83 - Nguồn: Wikipedia.

Các chuyên gia quân sự bình luận rằng: Căn cứ vào các hình ảnh được công bố, nguyên mẫu KF-X sẽ sử dụng cơ cấu khí động học tương đồng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor (Mỹ), nhưng có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, một trong những tính năng quan trọng mà KF-X sẽ không thể đạt được chính là khả năng tàng hình. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Các chuyên gia quân sự bình luận rằng: Căn cứ vào các hình ảnh được công bố, nguyên mẫu KF-X sẽ sử dụng cơ cấu khí động học tương đồng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor (Mỹ), nhưng có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, một trong những tính năng quan trọng mà KF-X sẽ không thể đạt được chính là khả năng tàng hình. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Hàn Quốc kỳ vọng, máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2026 và sẽ thay thế các máy bay F-4, F-5 và cả F-16 hiện có trong biên chế của Không quân Hàn Quốc. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Hàn Quốc kỳ vọng, máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2026 và sẽ thay thế các máy bay F-4, F-5 và cả F-16 hiện có trong biên chế của Không quân Hàn Quốc. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu KF-X - Nguồn: KAI

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự lại cho rằng, với tiến độ phát triển hiện tại, KF-X của Hàn Quốc sẽ không thể xuất hiện trước năm 2030 và cũng không đủ tiêu chí để được phân loại là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Khi đó, một vấn đề đặt ra là, Hàn Quốc liệu có đang lãng phí nguồn lực để có được dòng máy bay chiến đấu chưa ra đời đã lạc hậu? Ảnh: Mô hình KF-X trưng bày tại tại Triển lãm quân sự ADEX 2019 tại Seoul, Hàn Quốc - Nguồn: KAI

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự lại cho rằng, với tiến độ phát triển hiện tại, KF-X của Hàn Quốc sẽ không thể xuất hiện trước năm 2030 và cũng không đủ tiêu chí để được phân loại là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Khi đó, một vấn đề đặt ra là, Hàn Quốc liệu có đang lãng phí nguồn lực để có được dòng máy bay chiến đấu chưa ra đời đã lạc hậu? Ảnh: Mô hình KF-X trưng bày tại tại Triển lãm quân sự ADEX 2019 tại Seoul, Hàn Quốc - Nguồn: KAI

Tới năm 2030, vũ khí sẽ có nhiều thay đổi, lúc đó KF-X sẽ trở thành lạc hậu ngay khi vừa đưa vào hoạt động. Chương trình KF-X của Hàn Quốc có thể coi là một bài học cho tham vọng phát triển máy bay chiến đấu nội địa, khi chưa tích lũy đủ nền tảng công nghệ cần thiết. Ảnh: Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 trưng bày tại Triển lãm hàng không Paris - Nguồn: Sputnik

Tới năm 2030, vũ khí sẽ có nhiều thay đổi, lúc đó KF-X sẽ trở thành lạc hậu ngay khi vừa đưa vào hoạt động. Chương trình KF-X của Hàn Quốc có thể coi là một bài học cho tham vọng phát triển máy bay chiến đấu nội địa, khi chưa tích lũy đủ nền tảng công nghệ cần thiết. Ảnh: Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 trưng bày tại Triển lãm hàng không Paris - Nguồn: Sputnik

Video Không quân Hàn Quốc tập trận mô phỏng tình huống chiến tranh - Nguồn: VTV8

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/han-quoc-dot-tien-che-tao-chien-dau-co-chua-ra-doi-da-lac-hau-1414556.html