Hàn Quốc tham gia cuộc đua vũ trụ với tên lửa nội địa đầu tiên

Hàn Quốc đang đặt mục tiêu gia nhập hàng ngũ các quốc gia du hành vũ trụ tiên tiến vào thứ Năm (21/10) khi nỗ lực đưa vật nặng một tấn lên quỹ đạo bằng tên lửa hoàn toàn tự thiết kế đầu tiên của mình.

Đất nước này đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới và là một quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, là quê hương của nhà sản xuất chip và điện thoại thông minh lớn nhất hành tinh, Samsung Electronics.

Tên lửa nội địa Hàn Quốc. Ảnh: AP

Bài liên quan

Nhóm Quad thống nhất hợp tác về vắc xin, năng lượng sạch và vũ trụ

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS và cơ hội lịch sử cho khai thác thương mại

Cơ quan Vũ trụ Nga đề xuất đặt một trạm điện hạt nhân trên sao Hỏa

Cụ bà 82 tuổi cùng tỷ phú Jeff Bezos bay vào vũ trụ

Nhưng nước này đã tụt hậu so với thế giới trong lĩnh vực tàu bay vũ trụ, nơi Liên Xô dẫn đầu với vụ phóng vệ tinh đầu tiên vào năm 1957, theo sát là Mỹ.

Ở châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều có các chương trình vũ trụ tiên tiến, và Bắc Triều Tiên là nước gần đây nhất gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có khả năng phóng vệ tinh của riêng họ.

Tên lửa đạn đạo và tên lửa vũ trụ sử dụng công nghệ tương tự và Bình Nhưỡng đã đưa một vệ tinh nặng 300 kg lên quỹ đạo vào năm 2012, điều mà các nước phương Tây gọi là một vụ thử tên lửa trá hình.

Ngay cả bây giờ, nếu không bao gồm Triều Tiên, chỉ có sáu quốc gia đã phóng thành công tên lửa có trọng tải một tấn của họ.

Hàn Quốc sẽ trở thành nước thứ bảy nếu Phương tiện phóng vệ tinh II, có tên gọi không chính thức là Nuri, thành công trong việc đưa hàng hóa giả nặng 1,5 tấn lên quỹ đạo từ bãi phóng ở Goheung, với độ cao được nhắm tới từ 600 đến 800 km.

Tên lửa ba đoạn đã được phát triển trong một thập kỷ với chi phí 2 nghìn tỷ won (1,6 tỷ USD). Nó nặng 200 tấn và dài 47,2 mét (155 feet), được trang bị tổng cộng sáu động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.

Nhưng chương trình không gian của Hàn Quốc đã đạt được thành tích đáng kể với hai lần phóng đầu tiên được thực hiện vào năm 2009 và 2010 và sử dụng một phần công nghệ của Nga. Cả hai đều kết thúc thất bại, lần thứ hai phát nổ sau hai phút bay và cả Seoul lẫn Moscow đổ lỗi cho nhau.

Cuối cùng, một vụ phóng năm 2013 đã thành công, nhưng vẫn dựa trên động cơ do Nga phát triển trong giai đoạn đầu.

Hoạt động kinh doanh phóng vệ tinh ngày càng được phát triển bởi các công ty tư nhân, đặc biệt là SpaceX của Elon Musk, và khách hàng của họ bao gồm cơ quan vũ trụ Mỹ NASA và quân đội Hàn Quốc.

Nhưng một chuyên gia cho biết một vụ phóng thành công Nuri mang lại cho Hàn Quốc tiềm năng "vô hạn".

Ông Lee Sang-ryul, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc, nói với tờ Chosun Biz rằng: “Tên lửa là phương tiện duy nhất sẵn có để nhân loại đi ra ngoài vũ trụ. Có công nghệ như vậy có nghĩa là chúng tôi đã hoàn thành các yêu cầu cơ bản để tham gia cuộc đua khám phá không gian".

Vụ phóng hôm thứ Năm (21/10) nằm trong chương trình không gian ngày càng tham vọng của Hàn Quốc. Tổng thống Moon Jae-in cho biết sẽ họ sẽ tìm cách phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng vào năm tới.

Ông nói: “Với những thành tựu trong hệ thống tên lửa của Hàn Quốc, chính phủ sẽ theo đuổi một dự án thăm dò không gian một cách tích cực. Chúng tôi sẽ hiện thực hóa giấc mơ hạ cánh tàu thăm dò của mình lên Mặt trăng vào năm 2030".

Quốc Thiên

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/han-quoc-tham-gia-cuoc-dua-vu-tru-voi-ten-lua-noi-dia-dau-tien-post162611.html