Hàng hóa TMĐT, người bán cũng có nhiều nỗi lo
Người tiêu dùng ngày càng thông minh và có xu hướng trung thành với những shop bán hàng đã có uy tín. Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến. Bước sang năm 2024, dự báo doanh thu các sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam có thể đạt doanh thu hơn 310.000 tỉ đồng vào năm 2024, tăng trưởng 35% so với năm 2023. Việc mua bán xuyên biên giới tiếp tục là xu hướng tất yếu của thị trường, đặc biệt là các gian hàng chính hãng từ Trung Quốc và Hàn Quốc ngày càng được quan tâm trên các sàn bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Diễm, quận Thanh Xuân, Hà Nội, đang có kế hoạch khởi nghiệp mở shop bán hàng thời trang online trên sàn thương mại điện tử, thế nhưng để tìm kiếm được nguồn hàng uy tín và hợp tác lâu dài vẫn bài toán khó đối với chị Diễm và nhiều người mới kinh doanh khi nguồn hàng sỉ đa dạng nhưng lại rất khó để kiểm định chất lượng.
Chị Nguyễn Thị Diễm cho biết: "Là một người làm kinh doanh, khó khăn nhất trong việc tìm nguồn hàng là phải tìm được xưởng sản xuất giá tối ưu nhất có thể, vì cạnh tranh về giá sản phẩm rất cao".
Gặp rào cản ngôn ngữ trong khi trao đổi chất lượng, giá cả sản phẩm với nhà cung cấp nước ngoài; khó khăn trong xác minh uy tín của các nhà cung cấp hay thủ tục nhập khẩu và thông quan các loại hàng hóa gặp khó khăn là những vấn đề mà các doanh nghiệp khi tìm kiếm nguồn hàng đang gặp phải.
Do đó, việc có một nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp về nguồn hàng sỉ cho người kinh doanh Việt Nam có nhu cầu mua trực tiếp từ các nhà cung cấp, các xưởng sản xuất và người bán uy tín trong nước và quốc tế được kỳ vọng sẽ giảm bớt rủi ro cho cả người bán hàng và người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Võ Hiển Vinh - Giám đốc Marketing Nền tảng kết nối nguồn hàng Sabomall.com chia sẻ: "Chúng tôi chỉ hợp tác với sàn TMĐT hoặc thương hiệu đã được kiểm chứng chất lượng chặt chẽ thì chúng tôi mới hợp tác. Đặc biệt, quy trình cực kỳ khắt khe khi các brand muốn đăng bán hàng trên 1688.com thì các sản phẩm phải đạt chất lượng".
Bước sang năm 2024, dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến tiếp tục tăng mạnh. Theo đó, các sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam có thể đạt doanh thu hơn 310.000 tỉ đồng vào năm 2024, tăng trưởng 35% so với năm 2023.
Ông Trần Văn Trọng - Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: "Chúng ta có rất nhiều lợi thế như người dùng hay hàng hóa sản phẩm, nhưng chúng ta không biết như thế nào để khai thác. Chính vì vậy mà quy mô thị trường TMĐT Việt Nam hiện nay còn ở mức khiêm tốn, chưa thực sự cao so với kỳ vọng tiềm năng có thể mang lại được..."
Theo các chuyên gia, Thương mại điện tử là kênh phân phối hàng hóa ngày càng phát triển, tuy nhiên cũng sẽ là môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh hàng giả hàng nhái. Vì vậy, cần áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến trong định danh người bán, người mua, truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong thương mại điện tử để phòng chống hàng giả.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cũng đã xây dựng Hệ sinh thái số tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, bao gồm hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử giữa người dân và doanh nghiệp.
Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/hang-hoa-tmdt-nguoi-ban-cung-co-nhieu-noi-lo-215309.htm