Hàng trăm chiếc đèn hoa đăng được thả trong đêm đại lễ Vu Lan báo hiếu

Tối 26/8, hàng nghìn người có mặt tại đại lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức ở chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình). Đặc biệt chương trình lễ hoa đăng, bông hồng cài áo đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.

Tối 26/8 (tức ngày 11/7 âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu cho các phật tử tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, TP Hòa Bình.

Dù bên ngoài trời mưa lớn, gần 1.000 tăng ni, phật tử, người dân có mặt tại chùa để thành tâm kính nhớ về tiền nhân của mình, cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc.

 Mở đầu đêm đại lễ, mọi người xúc động khi xem vở diễn về Vu Lan. Trong đó, Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về bậc đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Mở đầu đêm đại lễ, mọi người xúc động khi xem vở diễn về Vu Lan. Trong đó, Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về bậc đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

 Chính vì vậy, đây là dịp để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và được Phật giáo coi là ngày lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch hằng năm.

Chính vì vậy, đây là dịp để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và được Phật giáo coi là ngày lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch hằng năm.

 Khi những câu chuyện, những kỷ niệm về đấng sinh thành từ các phật tử truyền tải thì dưới sân chùa, nhiều người vô cùng xúc động.

Khi những câu chuyện, những kỷ niệm về đấng sinh thành từ các phật tử truyền tải thì dưới sân chùa, nhiều người vô cùng xúc động.

 Chị Nguyễn Thị Thảo (42 tuổi, ở Hòa Bình) khóc nghẹn khi nhắc đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chị Thảo mất cha cách đây 7 năm, một năm sau đó, mẹ của chị cũng qua đời. Đến đây, nghe những chia sẻ về đại lễ Vu Lan chị không kìm được lòng, nỗi nhớ cha mẹ càng thêm da diết.

Chị Nguyễn Thị Thảo (42 tuổi, ở Hòa Bình) khóc nghẹn khi nhắc đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chị Thảo mất cha cách đây 7 năm, một năm sau đó, mẹ của chị cũng qua đời. Đến đây, nghe những chia sẻ về đại lễ Vu Lan chị không kìm được lòng, nỗi nhớ cha mẹ càng thêm da diết.

 Trong lễ Vu lan của người Việt Nam có nghi thức bông hồng cài áo. Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Trong lễ Vu lan của người Việt Nam có nghi thức bông hồng cài áo. Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

 Với ý nghĩa đó, những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương. Còn đóa hồng màu trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ mùa Vu Lan.

Với ý nghĩa đó, những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương. Còn đóa hồng màu trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ mùa Vu Lan.

 Sau nghi thức bông hồng cài áo, hàng trăm phật tử và người dân tham dự Đại lễ Vu lan tại chùa Kim Sơn cùng thả đèn hoa đăng.

Sau nghi thức bông hồng cài áo, hàng trăm phật tử và người dân tham dự Đại lễ Vu lan tại chùa Kim Sơn cùng thả đèn hoa đăng.

 Dòng người dân cầm trên tay những ngọn đèn hoa đăng thả xuống nước, với mong muốn, cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, gặp mọi điều tốt lành.

Dòng người dân cầm trên tay những ngọn đèn hoa đăng thả xuống nước, với mong muốn, cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, gặp mọi điều tốt lành.

 Nghi thức thả đèn hoa đăng được hiểu rằng, những vong nhân đã khuất sẽ theo những ánh sáng ấm áp mà bỏ đi những thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.

Nghi thức thả đèn hoa đăng được hiểu rằng, những vong nhân đã khuất sẽ theo những ánh sáng ấm áp mà bỏ đi những thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.

 Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, cho biết, những ngày trong tháng 7 âm lịch là ngày hiếu hạnh cho những người con tưởng nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đó là ân, nghĩa mà ai trong mỗi chúng ta cũng ôm ấp, ưu tư và hằng mong báo đáp thâm ân.

Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, cho biết, những ngày trong tháng 7 âm lịch là ngày hiếu hạnh cho những người con tưởng nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đó là ân, nghĩa mà ai trong mỗi chúng ta cũng ôm ấp, ưu tư và hằng mong báo đáp thâm ân.

 Hàng nghìn bông hoa đăng được người dân thả xuống dòng suối êm đềm như những lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân dân hạnh phúc, an lạc.

Hàng nghìn bông hoa đăng được người dân thả xuống dòng suối êm đềm như những lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân dân hạnh phúc, an lạc.

 Hình ảnh người dân thả đèn hoa đăng cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

Hình ảnh người dân thả đèn hoa đăng cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

Quang Hùng

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/hang-tram-chiec-den-hoa-dang-duoc-tha-trong-dem-dai-le-vu-lan-bao-hieu-post262167.html