Hàng trăm con cá chép Nhật Bản bơi tung tăng, sống khỏe dưới sông Tô Lịch

100 con cá Koi – cá chép Nhật Bản vừa được các chuyên gia thả xuống khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, hồ Tây bằng công nghệ Nano – Bioreachtor.

Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định, thả cá xuống các bể nước được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano đã đạt quy chuẩn Việt Nam hoàn toàn có thể sống được bình thường.

Ngày 16/9, các chuyên gia Nhật Bản đã tổ chức thả cá Koi (loài cá chép Nhật) và cá Tam Dương Việt Nam xuống đoạn sông Tô Lịch (nút giao Hoàng Quốc Việt – Bưởi) và điểm hồ Tây đang được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano – Bioreachtor.

Tại hiện trường, chuyên gia Nhật Bản cho biết, cá Koi cũng giống như cá chép Tam Dương Việt Nam là cần môi trường sống sạch, không ô nhiễm. Nếu nguồn nước ô nhiễm thì cá sẽ chết.

Chỉ sau ít phút được thả vào mẫu nước chưa xử lý, cá đã chết, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Chỉ sau ít phút được thả vào mẫu nước chưa xử lý, cá đã chết, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định, thả cá xuống các bể nước được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano đã đạt quy chuẩn Việt Nam hoàn toàn có thể sống được bình thường.

Để chứng minh cho điều này, chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành lấy 2 mẫu nước để thí nghiệm thả cá, chỉ ít phút sau đó, một vài cá thể cá được thả vào 2 mẫu nước (nước đã qua xử lý và nước chưa qua xử lý) đã cho ra kết quả là cá trong mẫu nước chưa được xử lý đã chết sau ít phút.

Cận cảnh cá Koi - cá chép Nhật Bản được thả xuống đoạn được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano.

Cận cảnh cá Koi - cá chép Nhật Bản được thả xuống đoạn được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano.

Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định, thả cá xuống các bể nước được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano đã đạt quy chuẩn Việt Nam hoàn toàn có thể sống được bình thường.

Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định, thả cá xuống các bể nước được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano đã đạt quy chuẩn Việt Nam hoàn toàn có thể sống được bình thường.

Việc thả cá nhằm chứng minh nước sông Tô Lịch sau xử lý có các chỉ số oxy hòa tan trong nước và các vi sinh vật có lợi đều nằm trong mức ổn định, đảm bảo cho các thủy sinh sống và phát triển.

Cùng ngày, các chuyên gia Nhật Bản cũng đã tiến hành lấy mẫu nước để mang về xét nghiệm, đánh giá toàn bộ kết quả thí điểm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản. Đồng thời, tiến hành đo chỉ số đi mùi của nước sông. Kết quả thu được là khu vực nước sau khi được xử lý đã giảm mùi, từ 1.000 xuống còn mức 6.

Cá chép Nhật Bản được thả xuống điểm hồ Tây.

Cá chép Nhật Bản được thả xuống điểm hồ Tây.

Điểm cô lập được xử lý bằng công nghệ Nano - Bioreachtor Nhật Bản có màu khác biệt so với mẫu nước bên ngoài, có cá chết nổi hàng loạt.

Điểm cô lập được xử lý bằng công nghệ Nano - Bioreachtor Nhật Bản có màu khác biệt so với mẫu nước bên ngoài, có cá chết nổi hàng loạt.

Theo đại diện dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, dự kiến sau khoảng từ 10 đến 15 ngày sẽ có kết quả đánh giá toàn bộ mẫu nước đã được thí điểm xử lý bằng công nghệ Nano Nhật Bản.

"Sau khi có kết quả đáng giá, chúng tôi sẽ gửi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT và UBND TP Hà Nội, cùng các cơ quan chuyên môn liên quan", - đại diện của Dự án làm sạch sông Tô Lịch cho biết.

Trước đó, ngày 16/5, TP Hà Nội khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor. Sau một thời gian thí điểm, bước đầu nước sông Tô Lịch, Hồ Tây tại khu vục thí điểm có cải thiện theo chiều hướng tích cực, bớt mùi hôi và nước trong hơn.

Theo chuyên gia Nhật Bản, công nghệ Nano – Bioreachtor Nhật Bản có thể xử lý được hơn 1,3 triệu m3/ngày đêm, tức là gấp khoảng 9 lần lượng nước chảy vào sông Tô Lịch hiện nay.

Đây là giải pháp được người dân Thủ đô kỳ vọng sông Tô Lịch sẽ được trả lại đúng nghĩa một dòng sông sạch sẽ, yên bình và nên thơ vốn có của nó.

Bảo Loan

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/hang-tram-con-ca-chep-nhat-ban-boi-tung-tang-song-khoe-duoi-song-to-lich-20190916170803163.htm