Hàng triệu phụ huynh sẽ mừng thầm vì không lo con thất nghiệp khi biết những thông tin này
'Học ngành gì để sau này có thể linh hoạt, dễ xin việc làm?' là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học. Trong đó, ngành báo chí là ngành được các bạn trẻ ưu tiên lựa chọn và được nhiều phụ huynh ủng hộ.
Học ngành báo chí ra làm gì?
Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng, học báo chí ra trường chỉ làm nghề báo. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là ngành học đào tạo đa dạng với nhiều vị trí việc làm khác nhau. Vậy học báo chí ra làm gì? Học ngành báo chí ra trường có dễ xin việc làm không?
Cơ hội việc làm của người học ngành báo chí
Báo chí là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong bối cảnh tin tức ngày càng bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành báo chí, các sinh viên có thể tham gia nhiều vị trí việc làm khác nhau như: phóng viên, biên tập viên, tổ chức sự kiện, MC truyền hình, quảng cáo,...
Có thể thấy, ngành báo chí không nhất thiết phải làm nhà báo, chính vì vậy, người học không lo rơi vào tình trạng thất nghiệp nếu có chuyên môn và tay nghề tốt.
Tuy nhiên, nếu để xác định theo nghề báo thì bất cứ sinh viên nào cũng cần phải chuẩn bị cho mình hành trang kỹ lưỡng. Bởi lẽ, nghề báo là một nghề có đòi hỏi cao, áp lực cao, không chỉ đòi hỏi ngôn từ linh hoạt mà còn đỏi hỏi sự nhanh nhạy.
Các trường đào tạo ngành Báo chí hàng đầu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đây là một trong các trường đại học top đầu về đào tạo đại học ngành báo chí. Thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn các ngành liên quan đến báo chí như: Báo in, Ảnh báo chí, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Quay phim truyền hình, Báo mạng điện tử. Điểm chuẩn của các chuyên ngành trong thời gian gần đây dao động từ 33,92 - 37,23 điểm.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là trường đại học có đào tạo ngành báo chí. Hiện nay, trường sử dụng 4 phương thức để xét tuyển:
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên
- Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực
- Xét tuyển chứng chỉ quốc tế
- Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Ngoài ra, mức điểm chuẩn năm gần đây nhất của người học ngành báo chí tại trường dao động từ 25,5 đến 28,5 điểm. Bên cạnh đó, các tổ hợp xét tuyển đại học ngành báo chí bao gồm: A01 (25,5 điểm), C00 (28,5 điểm), D01 và D04 (26 điểm), D78 (26,5 điểm).
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - năm 2023 tuyển sinh ngành Báo chí theo 2 phương thức:
- Phương thức 1: Xét kết quả thi THPT
- Phương thức 2: Xét học bạ THPT.
Năm gần đây nhất, mức điểm ngành học này khi xét khối C00 là 26,85 điểm và khối D01; D78; D96; A16; A00 lấy 25,85 điểm.
Học phí trong năm học 2023 - 2024 dự kiến là 286.000 đồng/tín chỉ.
Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế)
Trường Đại học Huế cũng là một trường đại học có ngành báo chí. Năm 2022, mức điểm cho người học ngành báo chí là 17 điểm. Tuy nhiên, đến năm 2023, mức điểm chuẩn lấy cao hơn 0,5 điểm với các tổ hợp xét tuyển như: C00; D01; D15. Ngoài ra, thí sinh cũng có sử dụng học bạ cấp THPT để xét tuyển vào ngành học này.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn(Đại học Quốc gia TP.HCM)
Đối với trường Đại học KHXH và NV, hình thức xét tuyển ngành báo chí cũng khá đa dạng. Cụ thể, nhà trường xét tuyển theo 3 phương thức:
- Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực.
Đối với chương trình đào tạo đại trà, mức điểm chuẩn tổ hợp môn xét tuyển C00 là 28 điểm, D01 lấy 26,71 điểm và D14 là 26,81 điểm. Ngoài ra, đối với chương trình đào tạo chất lượng cao, điểm chuẩn khối C00 là 27,5 điểm, khối D01, D14 là 26,13 điểm.