Hàng tỷ tín đồ Hồi giáo đón lễ Eid al-Adha giữa đại dịch Covid-19

Tín đồ Hồi giáo khắp các châu lục đón mừng ngày lễ lớn thứ hai trong năm giữa những lo ngại về sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

 Eid al-Adha được coi là một trong hai ngày lễ lớn của người Hồi giáo. Mang ý nghĩa “Lễ hội của sự hiến sinh”, Eid al-Adha thường bao gồm những buổi lễ cầu nguyện đông người, hoạt động cộng đồng, giết mổ gia súc hay mang đồ ăn đến cho những người yếu thế trong xã hội.

Eid al-Adha được coi là một trong hai ngày lễ lớn của người Hồi giáo. Mang ý nghĩa “Lễ hội của sự hiến sinh”, Eid al-Adha thường bao gồm những buổi lễ cầu nguyện đông người, hoạt động cộng đồng, giết mổ gia súc hay mang đồ ăn đến cho những người yếu thế trong xã hội.

 Tuy vậy, lễ Eid al-Adha năm nay được tổ chức trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải đối mặt với làn sóng dịch mới, gây ra bởi biến chủng Delta. Do đó, nhiều nước phải ban hành các biện pháp hạn chế đi lại, giảm bớt hoạt động đông người và tuân thủ các quy tắc an toàn.

Tuy vậy, lễ Eid al-Adha năm nay được tổ chức trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải đối mặt với làn sóng dịch mới, gây ra bởi biến chủng Delta. Do đó, nhiều nước phải ban hành các biện pháp hạn chế đi lại, giảm bớt hoạt động đông người và tuân thủ các quy tắc an toàn.

 Eid al-Adha là ngày lễ đánh dấu kết thúc tháng hành hương hajj của người theo đạo Hồi. Thay vì hàng triệu tín đồ như trước đại dịch, chỉ có khoảng 60.000 công dân Saudi Arabia đã được tiêm vaccine có thể tham gia hành hương trong năm 2021. Ảnh: Al Jazeera.

Eid al-Adha là ngày lễ đánh dấu kết thúc tháng hành hương hajj của người theo đạo Hồi. Thay vì hàng triệu tín đồ như trước đại dịch, chỉ có khoảng 60.000 công dân Saudi Arabia đã được tiêm vaccine có thể tham gia hành hương trong năm 2021. Ảnh: Al Jazeera.

 Indonesia, quốc gia có nhiều người Hồi giáo nhất thế giới, đón lễ Eid al-Adha khi làn sóng dịch mới đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Các hoạt động tụ tập đông người bị cấm, trong khi các biện pháp hạn chế đi lại khiến nhiều người không thể về thăm người thân.

Indonesia, quốc gia có nhiều người Hồi giáo nhất thế giới, đón lễ Eid al-Adha khi làn sóng dịch mới đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Các hoạt động tụ tập đông người bị cấm, trong khi các biện pháp hạn chế đi lại khiến nhiều người không thể về thăm người thân.

 Phó tổng thống Indonesia Ma’ruf Amin, một giáo sĩ có ảnh hưởng, kêu gọi người dân cầu nguyện tại nhà cùng gia đình. “Đừng tụ tập”, ông Amin phát biểu trên truyền hình. “Mọi người phải bảo vệ bản thân khỏi đại dịch Covid-19”. Tuy vậy, chính phủ Indonesia không cấm hoàn toàn việc cầu nguyện tại nhà thờ.

Phó tổng thống Indonesia Ma’ruf Amin, một giáo sĩ có ảnh hưởng, kêu gọi người dân cầu nguyện tại nhà cùng gia đình. “Đừng tụ tập”, ông Amin phát biểu trên truyền hình. “Mọi người phải bảo vệ bản thân khỏi đại dịch Covid-19”. Tuy vậy, chính phủ Indonesia không cấm hoàn toàn việc cầu nguyện tại nhà thờ.

 Người Indonesia cầu nguyện tại một nhà thờ tại thành phố Lhokseumawe, tỉnh Aceh.

Người Indonesia cầu nguyện tại một nhà thờ tại thành phố Lhokseumawe, tỉnh Aceh.

Nước láng giềng Malaysia cũng phải áp đặt thêm một số biện pháp phòng dịch khi số ca mắc mới lại có chiều hướng gia tăng. Quốc gia Đông Nam Á này đã áp dụng biện pháp phong tỏa toàn quốc từ ngày 1/6. Người dân không thể về quê, thậm chí không thể sang quận khác. Ảnh: Straits Times.

Nước láng giềng Malaysia cũng phải áp đặt thêm một số biện pháp phòng dịch khi số ca mắc mới lại có chiều hướng gia tăng. Quốc gia Đông Nam Á này đã áp dụng biện pháp phong tỏa toàn quốc từ ngày 1/6. Người dân không thể về quê, thậm chí không thể sang quận khác. Ảnh: Straits Times.

 Trong khi đó, Bangladesh quyết định nới lỏng lệnh phong tỏa trong 8 ngày nhân lễ Eid al-Adha. Các chuyên gia y tế coi đây là quyết định “nguy hiểm”. Ảnh: Daily Sabah.

Trong khi đó, Bangladesh quyết định nới lỏng lệnh phong tỏa trong 8 ngày nhân lễ Eid al-Adha. Các chuyên gia y tế coi đây là quyết định “nguy hiểm”. Ảnh: Daily Sabah.

 Người Hồi giáo cầu nguyện bên ngoài Nhà thờ Hagia Sophia tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Hồi giáo cầu nguyện bên ngoài Nhà thờ Hagia Sophia tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

 Phụ nữ Kenya tập trung cầu nguyện tại thủ đô Nairobi.

Phụ nữ Kenya tập trung cầu nguyện tại thủ đô Nairobi.

 Bên trong một nhà thờ ở thủ đô Nairobi, Kenya.

Bên trong một nhà thờ ở thủ đô Nairobi, Kenya.

 Một khu chợ gia súc tại thành phố Peshawar, Pakistan trước ngày lễ Eid al-Adha. Tại một số quốc gia, người Hồi giáo thực hành nghi lễ hiến tế động vật để kỷ niệm ngày lễ này. Một phần thịt được chia cho người nghèo.

Một khu chợ gia súc tại thành phố Peshawar, Pakistan trước ngày lễ Eid al-Adha. Tại một số quốc gia, người Hồi giáo thực hành nghi lễ hiến tế động vật để kỷ niệm ngày lễ này. Một phần thịt được chia cho người nghèo.

 Một giáo sĩ Hồi giáo giảng đạo cho người dân dưới sự bảo vệ của lực lượng an ninh tại thủ đô Kabul, Afghanistan.

Một giáo sĩ Hồi giáo giảng đạo cho người dân dưới sự bảo vệ của lực lượng an ninh tại thủ đô Kabul, Afghanistan.

 Một đứa trẻ tham gia lễ cầu nguyện tại thủ đô Kabul.

Một đứa trẻ tham gia lễ cầu nguyện tại thủ đô Kabul.

 Chim bồ câu bay bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Shamshira tại Kabul, Afghanistan.

Chim bồ câu bay bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Shamshira tại Kabul, Afghanistan.

 Người Israel gốc Arab cầu nguyện nhân lễ Eid al-Adha tại thành phố Jaffa.

Người Israel gốc Arab cầu nguyện nhân lễ Eid al-Adha tại thành phố Jaffa.

 Một phụ nữ Palestine chuẩn bị loại bánh ngọt truyền thống dùng trong lễ Eid al-Adha tại thành phố Nablus thuộc khu Bờ Tây.

Một phụ nữ Palestine chuẩn bị loại bánh ngọt truyền thống dùng trong lễ Eid al-Adha tại thành phố Nablus thuộc khu Bờ Tây.

Việt Hà

Ảnh: AP

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hang-ty-tin-do-hoi-giao-don-le-eid-al-adha-giua-dai-dich-covid-19-post1241158.html