Lưu Bị là hoàng đế khai quốc của nhà Thục Hán. Dưới sự phò tá của Triệu Vân, Quan Vũ, Gia Cát Lượng..., hoàng đế Lưu Bị xây dựng vương triều vững mạnh, tạo thế kiềng ba chân với Tào Ngụy và Đông Ngô.
Vào năm 223, Lưu Bị lâm bệnh nặng và băng hà tại thành Bạch Đế. Sau khi cử hành tang lễ long trọng, ông hoàng đầu tiên của nhà Thục Hán được chôn cất trong Huệ Lăng ở phía tây nam của Đền Vũ Hầu, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Vào năm 223, Lưu Bị lâm bệnh nặng và băng hà tại thành Bạch Đế. Sau khi cử hành tang lễ long trọng, ông hoàng đầu tiên của nhà Thục Hán được chôn cất trong Huệ Lăng ở phía tây nam của Đền Vũ Hầu, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Gia Cát Lượng cũng đích thân chọn vị trí của Huệ Lăng. Trước cửa lăng có tấm biển ghi 4 chữ “Thiên thu lẫm nhiên” (Nghìn thu sau còn khiến người ta kính sợ), lấy từ một câu trong bài thơ “Thục Tiên Chủ miếu” của nhà thơ Lưu Vũ Tích đời Đường.
Lối vào lăng Lưu Bị được bao quanh bởi bức tường dài khoảng 180m. Đi qua khỏi cửa lăng là tấm bia “Hán Chiêu Liệt hoàng đế chi mộ” được dựng vào năm Càn Long thứ 53 (tức năm 1788).
Lưu Bị hợp táng cùng hai người vợ của ông gồm: Cam phu nhân và Ngô phu nhân trong Huệ Lăng.
Dân gian đồn rằng, Huệ Lăng do Gia Cát Lượng thiết kế phức tạp không kém Giang Lăng của Tôn Quân.
Vì muốn Lưu Bị an giấc ngàn thu, không bị kẻ gian quấy nhiễu nên Khổng Minh đã thiết kế lăng mộ vô cùng kiên cố, khó ai có thể tìm được lối vào.
Quả thật, trong hơn 1.000 năm qua, người ta vẫn chưa tìm được lối vào Huệ Lăng. Nhờ vậy, Lưu Bị cùng 2 người vợ có thể an giấc ngàn thu. Điều này phần nào cho thấy trí tuệ tài hoa của Gia Cát Lượng.
Ngày nay, Huệ Lăng - nơi yên nghỉ của Lưu Bị - trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc. Nhiều người hy vọng các chuyên gia sẽ sớm tìm được lối vào lăng mộ để giải mã những bí ẩn liên quan đến Lưu Bị.
Mời độc giả xem video: Mê mẩn khu phố ở Trung Quốc ngập tràn thú nhồi bông gấu trúc.
Tâm Anh (TH)