HĐND tỉnh tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Trực tiếp- Sáng nay 8-12, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVIII tổ chức phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc.

10h10: Kết thúc chương trình kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021

10h00: Bế mạc kỳ họp

Đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày diễn văn bế mạc.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và diễn ra nhiều sự kiện lớn; là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, bên cạnh những thời cơ còn có những thách thức. HĐND tỉnh đề nghị HĐND các cấp căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ilần thứ XVI, sớm cụ thể hóa và đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Các cơ quan nhà nước cần có những đổi mới tích cực hơn trong chỉ đạo điều hành, khẩn trương thực hiện các nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp.

Đồng chí tin tưởng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cùng với sự đồng thuận các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân sẽ tạo thành sức mạnh, vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2021 và 5 năm 2021- 2025, đưa tỉnh Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc.

9h20: Lãnh đạo UBND tỉnh phát biểu tiếp thu

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn HĐND tỉnh, cử tri và nhân dân, các sở, ngành đã đồng hành với UBND tỉnh trong thời gian qua.

Đồng chí nhấn mạnh, UBND sẽ sớm ban hành các đề án thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ngay từ đầu nhiệm kỳ, trong đó tập trung vào các dự án về giảm nghèo bền vững, phát triển du lịch, hạ tầng giao thông. UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại với nhân dân; tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, nhất là trước, trong và sau Đại hội XIII của Đảng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu, chậm trễ; khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, điều hành.

8h45: Đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về công tác giảm nghèo bền vững

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo chung về nhóm vấn đề chất vấn.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Lê Thị Thanh Trà, tổ đại biểu Yên Sơn đề nghị Giám đốc Sở cho biết nguyên nhân phát sinh hộ nghèo, tái nghèo và giải pháp giảm nghèo thực sự bền vững trong thời gian tới.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Âu Thế Thái, tổ đại biểu Sơn Dương cho biết, theo số liệu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo do nguyên nhân không biết cách làm ăn, tổ chức cuộc sống tăng (năm 2016 chiếm 13,88%, năm 2020 chiếm 16,25% tổng số hộ nghèo). Đại biểu đề nghị làm rõ vấn đề này và giải pháp giải quyết trong thời gian tới.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền, tổ đại biểu Chiêm Hóa đề nghị ngành cho biết khả năng giải quyết quỹ đất sản xuất cho các hộ này và giải pháp để giảm nghèo đối với 2.287 hộ nghèo do thiếu đất sản xuất trong thời gian tới.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Trả lời các câu hỏi chất vấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thái Sơn đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, đồng thời tiếp thu và đưa ra một số giải pháp khắc phục trong thời gian tới như: tập trung phối hợp các cơ quan đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố tiếp tục tham mưu cho tỉnh thực hiện có hiệu quả Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030.

Đối với vấn đề đưa hỗ trợ đưa lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài, đồng chí cho biết nguyên nhân là do nguồn kinh phí ngân sách hàng năm còn hạn hẹp. Về giải pháp, ngành sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh về cơ chế, chính sách đưa người đi lao động ở nước ngoài; phối hợp với các ngành tìm kiếm, hợp tác với các cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ người lao động khó khăn ở huyện Na Hang và Lâm Bình; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ngành cũng tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn cho những cán bộ làm công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND có cơ chế, chính sách hỗ trợ các mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng.

Đối với vấn đề thiếu đất sản xuất, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian tới sẽ tập trung vào công tác đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu lao động; tham mưu xây dựng dự án hỗ trợ đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Kết luận chất vấn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân đề nghị UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; quan tâm bố trí đất cho các hộ thiếu đất sản xuất; tăng cường thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các chương trình, chính sách xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức trong công tác giảm nghèo. Đồng chí đề nghị các ban HĐND tỉnh tiếp tục giám sát vấn đến này.

8h00: Đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị có liên quan về công tác quản lý đất đai

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo chung về nhóm vấn đề chất vấn.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Nguyễn Văn Lợi, tổ đại biểu Sơn Dương cho biết huyện Sơn Dương còn trên 33.000 hồ sơ đất đai, đề nghị ngành làm rõ nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Trần Thị Hà, tổ đại biểu Hàm Yên cho biết, UBND tỉnh có quyết định thu hồi trên 24.000 m2 đất của 9 hộ gia đình và Trường THPT Xuân Huy để xây dựng Trường Phổ thông DTNT tỉnh, nhưng Trường Phổ thông DTNT được quy hoạch xây dựng ở địa điểm khác. Năm 2013, tỉnh điều chuyển diện tích đất và tài sản trên đất cho Trường Đại học Tân Trào quản lý và sử dụng, nhưng trường không sử dụng đến. Đại biểu đề nghị lãnh đạo ngành giải quyết trường hợp này như thế nào?

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Lý Thu Hương, tổ đại biểu Yên Sơn đề nghị trách nhiệm của ngành trong việc kiểm tra dự án sử dụng đất, đánh giá thực trạng những dự án đã được giao đất nhưng chua thực hiện hiệu quả. Giải pháp của ngành trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến công tác đất đai.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Trả lời các vấn đề chất vấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Mạnh Duyệt đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót. Đại biểu cho biết, hơn 33.000 hồ sơ còn tồn là do chưa đủ điều kiện, còn thiếu giấy tờ pháp lý, giấy tờ xác minh nguồn gốc sử dụng đất, mục đích sử dụng. UBND tỉnh đã chỉ đạo và Sở đã phối hợp với chính quyền lập danh sách công khai lý do chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiếp tục hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ để cấp cho người dân.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Hà, ngành tiếp tục phối hợp với chính quyền huyện Yên Sơn báo cáo, đề xuất UBND tỉnh có giải pháp giải quyết trong thời gian tới.

Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cũng cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố trong việc kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp được giao đất nhưng không đưa vào sử dụng. Đồng thời Sở cũng đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, giám sát và phát hiện xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh, tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra các dự án, công trình được tỉnh giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh nhưng còn chậm hoặc gây lãng phí.

Các đại biểu hỏi về công tác sử dụng đất thu hồi để xây dựng khu phục hồi, bảo tồn tại huyện Sơn Dương; giải pháp khắc phục trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp cấp trùng giấy chứng nhận, việc xử lý các cán bộ mắc sai phạm trong vấn đề này.

Đại biểu Nông Thị Toản. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Nông Thị Toản. Ảnh: Thanh Phúc

Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tiếp thu và cho biết trong thời gian tới, ngành tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền địa phương chấp hành nghiêm các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo chặt chẽ. Đối với cán bộ mắc sai phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Ảnh: Thanh Phúc

Ảnh: Thanh Phúc

Kết luận nhóm vấn đề thứ nhất, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và địa phương tiếp thu kiến của đại biểu để triển khai hiệu quả.

Việt Hòa - Thu Hằng

Nguồn Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/chinh-tri/trong-tinh/hdnd-tinh-to-chuc-phien-chat-van-va-tra-loi-chat-van-139865.html