1. Mì ăn liền từng là hàng hóa xa xỉ. Mặc dù ngày nay, mì ăn liền rất rẻ và gần gũi nhưng vào thời điểm ra đời, đó là một mặt hàng siêu giá trị. Momofuku Ando, người đứng sau thành công của thương hiệu mì Nissin cũng đồng thời là người phát minh ra loại mì ăn liền đầu tiên khi ông nhận thấy sự khan hiếm của thực phẩm sau Thế chiến II. Loại mì ăn liền đầu tiên mang hương vị gà, có thể dễ dàng chế biến ở bất cứ đâu. Khi sản phẩm được sản xuất nhiều hơn để phân phối trong các hệ thống siêu thị, đó trở thành một loại thực phẩm xa xỉ thời bấy giờ.
2. Mì ăn liền bán chạy nhất ở...trong tù. Theo tờ New York Post, loại mì cốc giá 35 cent là mặt hàng thực phẩm bán chạy nhất ở nhà từ Rikers, NY. Những người quản lý sẽ bán mì cho các tù nhân kèm theo nước sôi. Đôi khi, người mua không ăn mì mà chỉ lấy những gói gia vị trong đó để làm đậm đà thêm thực đơn nhạt nhẽo hàng ngày.
3. Mì không phải là sản phẩm chay. Tuy bề ngoài, mì ăn liền có vẻ không chứa các nguyên liệu từ động vật nhưng trong các gói gia vị vị "bò", "gà" hay "tôm" của nhiều hãng sản xuất thực sự có chứa các thành phần từ động vật, như mỡ hoặc thịt dạng bột. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng có sự đầu tư như vậy. Trong thực tế, cũng có khá nhiều loại mì gói là đồ ăn chay hoàn toàn.
4. Mì ăn liền Nhật Bản lấy cảm hứng từ Trung Quốc. Người Nhật thực sự phải cảm ơn người Trung Quốc vì sản phẩm nổi tiếng hàng đầu của mình. Phát âm từ mì "ramen" trong tiếng Nhật là biến tấu của từ "lo mein" - một dạng mì luộc đã có từ thế kỷ trước ở Trung Quốc.
5. Trung Quốc ăn mì ăn liền nhiều nhất thế giới. Theo khảo sát của Hiệp hội Mì thế giới (tổ chức này hoàn toàn có tồn tại!) 2013, Trung Quốc là đất nước tiêu thụ nhiều mì gói nhất với 46.220 triệu gói mì trong một năm. Thương yêu mì ăn liền nổi tiếng nhất Trung Quốc là Tong-Yi, được bán ở mọi ngõ ngách tại đất nước đông dân nhất thế giới này.
6. Người Nhật xem xét mì ăn liền là phát minh tốt nhất của họ. Ngoài tất cả các phát minh về công nghệ vĩ đại mà người Nhật đã cống hiến cho thế giới, họ cũng tự hào là người đã đưa mì ăn liền đạt tới tầm vóc to lớn như ngày hôm nay. Đó là kết quả cuộc khảo sát năm 2000 của viện nghiên cứu Fuji, Nhật Bản. Mì ăn liền đại diện thương hiệu "Made in Japan" nay đã được coi là một loại lương thực toàn cầu.
7. Chi phí ăn 1 gói mì/1 ngày/1 năm là 3 triệu đồng. Thực tế, mì ăn liền luôn được coi là thực phẩm giá rẻ. Nếu chi phí cho mỗi gói mì một bữa là khoảng 13 cent (2.800 VND) thì một năm bạn chỉ mất khoảng 142,65 USD (khoảng 3 triệu đồng) cho việc sống nhờ...mì gói.
8. Có một bảo tàng đích thực dành cho mì ăn liền. Địa điểm độc đáo đó có tên gọi là Bảo tàng mì cốc, địa chỉ tại Osaka, Nhật Bản. Bên cạnh việc trưng bày các vật dụng liên quan tới lịch sử phát triển của công nghiệp chế biến mì ăn liền, tại đây còn quá khu vực cho khách pha chế mì cho riêng mình, với những miếng bánh cá in hình thù ngộ nghĩnh. Có tới 5.460 cách kết hợp mì gói có thể được thực hiện tại bảo tàng này.
9. Mì ăn liền đã được sử dụng trong không gian, thực sự là "ăn liền". Năm 2005, 2 năm trước khi "ông tổ" ngành mì gói Momofuku Ando qua đời, ông đã kịp phát minh ra sản phẩm để đời mới là sản phẩm mì ăn liền trong không gian. Trong môi trường không trọng lực, mì gói được đặt trong các túi hút chân không, có thể được nấu chín và không tới cần nước sôi. Sản phẩm này được đưa ra vũ trụ trên tàu con thoi Discovery và được nhà du hành Soichi Noguchi thưởng thức đầu tiên.
10. Nhiều người thích ăn "mì sống" hơn nấu chín. Dù thiết kế của mì ăn liền là để nấu chín, nhưng có rất nhiều người, kể cả người nổi tiếng có sở thích ăn mì ngay khi bóc khỏi gói. Đầu bếp Chang, người góp phần quan trọng trong việc tạo nên "đế chế mì gói" trong nhiều nhà hàng Nhật cho biết, mì chưa nấu chín có rắc một chút gia vị có sức hấp dẫn khó tả với ông. Đó là bữa ăn nhẹ phổ biến nhất trong thực đơn của đầu bếp này.
Theo Sức khỏe & Đời sống