Hé lộ dự án vũ khí thất bại của Anh thực hiện những năm 1940

Trong Thế chiến 2, Anh đã nghiên cứu, chế tạo Panjandrum - loại vũ khí có thể mang theo chất nổ để công phá hệ thống phòng thủ kiên cố của phát xít Đức. Khi thử nghiệm, Panjandrum khiến giới chức trách thất vọng vì không an toàn.

Để xuyên thủng Bức tường Đại Tây Dương - hệ thống phòng thủ kiên cố của phát xít Đức dựng dọc bờ biển châu Âu, Anh đã nghiên cứu, chế tạo loại vũ khí mới. Nhiệm vụ này được giới chức Anh giao cho Cục Thiết kế vũ khí hỗn hợp (DMWD) vào năm 1943.

Để xuyên thủng Bức tường Đại Tây Dương - hệ thống phòng thủ kiên cố của phát xít Đức dựng dọc bờ biển châu Âu, Anh đã nghiên cứu, chế tạo loại vũ khí mới. Nhiệm vụ này được giới chức Anh giao cho Cục Thiết kế vũ khí hỗn hợp (DMWD) vào năm 1943.

Theo đó, các chuyên gia, kỹ sư của Cục Thiết kế vũ khí hỗn hợp đã nghiên cứu, chế tạo phương tiện Panjandrum (có nghĩa kẻ hống hách) gồm 2 bánh xe lớn được kết nối với nhau bằng một ống chắc chắn. Bên trong ống chứa khoảng 1 tấn thuốc nổ.

Theo đó, các chuyên gia, kỹ sư của Cục Thiết kế vũ khí hỗn hợp đã nghiên cứu, chế tạo phương tiện Panjandrum (có nghĩa kẻ hống hách) gồm 2 bánh xe lớn được kết nối với nhau bằng một ống chắc chắn. Bên trong ống chứa khoảng 1 tấn thuốc nổ.

Hai bên bánh xe được các kỹ sư bố trí các ống phóng rocket để cung cấp lực đẩy cho phương tiện này. Về mặt lý thuyết, Panjandrum sẽ được tàu đổ bộ chở đến bãi biển.

Hai bên bánh xe được các kỹ sư bố trí các ống phóng rocket để cung cấp lực đẩy cho phương tiện này. Về mặt lý thuyết, Panjandrum sẽ được tàu đổ bộ chở đến bãi biển.

Sau đó, người ta sẽ kích hoạt các rocket để Panjandrum di chuyển lên bờ rồi lao vào bức tường phòng thủ của quân địch và phát nổ.

Sau đó, người ta sẽ kích hoạt các rocket để Panjandrum di chuyển lên bờ rồi lao vào bức tường phòng thủ của quân địch và phát nổ.

Với lượng thuốc nổ 1 tấn mang theo, Panjandrum đủ sức phá hủy các ụ pháo và hệ thống phòng thủ của Đức quốc xã dọc theo bờ biển.

Với lượng thuốc nổ 1 tấn mang theo, Panjandrum đủ sức phá hủy các ụ pháo và hệ thống phòng thủ của Đức quốc xã dọc theo bờ biển.

Sau khi hoàn thành nguyên mẫu tại cơ sở bí mật ở Leytonstone, Panjandrum được các chuyên gia tiến hành thử nghiệm ở Westward Ho, Devon vào ngày 7/9/1943.

Sau khi hoàn thành nguyên mẫu tại cơ sở bí mật ở Leytonstone, Panjandrum được các chuyên gia tiến hành thử nghiệm ở Westward Ho, Devon vào ngày 7/9/1943.

Trong quá trình thử nghiệm, Panjandrum lăn ra khỏi tàu đổ bộ và tiến thẳng lên bờ biển một cách suôn sẻ. Thế nhưng, không lâu sau, một trong các rocket văng ra khỏi bánh xe.

Trong quá trình thử nghiệm, Panjandrum lăn ra khỏi tàu đổ bộ và tiến thẳng lên bờ biển một cách suôn sẻ. Thế nhưng, không lâu sau, một trong các rocket văng ra khỏi bánh xe.

Lực đẩy giữa hai bánh xe bị mất cân đối khiến Panjandrum mất phương hướng rồi lật nhào trên bãi biển.

Lực đẩy giữa hai bánh xe bị mất cân đối khiến Panjandrum mất phương hướng rồi lật nhào trên bãi biển.

Sau đó, các chuyên gia đã thực hiện một số cải tiến cho Panjandrum, bao gồm tăng số lượng rocket lên tới con số 17 rồi tiến hành các thử nghiệm nhưng đều thất bại.

Sau đó, các chuyên gia đã thực hiện một số cải tiến cho Panjandrum, bao gồm tăng số lượng rocket lên tới con số 17 rồi tiến hành các thử nghiệm nhưng đều thất bại.

Trong lần thử nghiệm cuối cùng vào tháng 1/1944, Panjandrum mất kiểm soát, lao ngược trở lại, lật nghiêng trên bãi biển rồi các rocket phát nổ khiến các quan chức Anh "sợ khiếp vía". Ngay sau đó, dự án vũ khí này bị hủy bỏ.

Trong lần thử nghiệm cuối cùng vào tháng 1/1944, Panjandrum mất kiểm soát, lao ngược trở lại, lật nghiêng trên bãi biển rồi các rocket phát nổ khiến các quan chức Anh "sợ khiếp vía". Ngay sau đó, dự án vũ khí này bị hủy bỏ.

Mời độc giả xem video: An Giang: Bắt đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/he-lo-du-an-vu-khi-that-bai-cua-anh-thuc-hien-nhung-nam-1940-2003058.html