Sao Thiên Vương là hành tinh đầu tiên trong Hệ Mặt trời được phát hiện chỉ bằng kính thiên văn.
Nhà thiên văn học người Đức William Herschel là người phát hiện ra hành tinh này vào năm 1781.
Nguyên tố hóa học uranium được đặt tên vào năm 1789 nhằm kỷ niệm sự kiện trên.
Sao Thiên Vương nằm cách Mặt Trời xấp xỉ 2,87 tỷ km.
Sao Thiên Vương là hành tinh nghiêng nhất trong Hệ Mặt trời.
Độ nghiêng bất thường khiến cho sự thay đổi theo mùa của sao Thiên Vương hoàn toàn khác so với những hành tinh còn lại. Một mùa trên sao Thiên Vương kéo dài trung bình 20 năm.
Một ngày trên sao Thiên Vương dài 17 tiếng nhưng một năm trên hành tinh này có thể kéo dài bằng cả đời người trên Trái Đất - 84 năm.
Một nửa hành tinh này được Mặt Trời chiếu sáng suốt 42 năm trong khi nửa kia hoàn toàn chìm trong bóng tối.
Ngắm trăng trên bầu trời đêm sẽ là một trải nghiệm ấn tượng nếu bạn quan sát từ sao Thiên Vương bởi hành tinh này có tới 27 Mặt Trăng.
Không chỉ sao Thổ, sao Thiên Vương cũng có những vành đai quanh nó nhưng chúng ta không thể nhìn thấy bởi chúng ở quá xa.
Ước tính, các vành đai của sao Thiên Vương được hình thành cách đây 600 triệu năm.
Sao Thiên Vương là một hành tinh băng giá được tạo nên từ nước, methane và ammonia.
Do sao Thiên Vương quay rất chậm quanh Mặt Trời nên có những phần trên hành tinh này không nhận được ánh sáng trong thời gian dài. Trong trường hợp đó, những cơn bão lớn sẽ hình thành.
Theo các nhà khoa học, tốc độ gió trên hành tinh này có thể lên tới 900km/h. Nhiệt độ của nó cũng rất khắc nghiệt khi có thể rơi xuống âm 200 độ C.
NASA đang lên kế hoạch cho một sứ mệnh đặc biệt tới Uranus và nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi, tàu vũ trụ này sẽ khởi hành vào năm 2034.
Theo Kiều Anh/VOV