Hé lộ thông tin Israel không kích khiến Tổng thống Iran bị thương trong cuộc họp mật tại Tehran

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian bị thương nhẹ sau khi Israel không kích boong-ke ngầm ở Tehran bằng chiến đấu cơ F-35, giữa căng thẳng leo thang.

Hậu quả của vụ ném bom bằng máy bay F-15 của Israel vào boong-ke của Hezbollah ở Beirut, Lebanon. Ảnh: MW.

Hậu quả của vụ ném bom bằng máy bay F-15 của Israel vào boong-ke của Hezbollah ở Beirut, Lebanon. Ảnh: MW.

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian bị thương nhẹ trong vụ không kích do Israel tiến hành hôm 16/6, theo hãng tin Fars – cơ quan truyền thông thân chính phủ Iran. Cuộc tấn công này nằm trong chiến dịch không kích quy mô lớn của Israel kéo dài từ ngày 13 đến 24/6.

Theo Fars, 6 quả bom không rõ kích cỡ đã nhắm vào các lối vào một cơ sở ngầm tuyệt mật ở phía tây Tehran, nơi Tổng thống Pezeshkian cùng nhiều quan chức cấp cao khác đang họp với Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran. Vụ nổ khiến mất điện hoàn toàn tại cơ sở này, buộc Tổng thống phải thoát thân qua một đường hầm khẩn cấp và bị thương ở chân.

Fars cho rằng vụ tấn công có thể được mô phỏng theo vụ không kích đã giết chết Tổng thư ký Hezbollah Hassan Nasrallah tại Beirut vào tháng 9/2024, tuy nhiên có những điểm nghi vấn trong so sánh này.

 Hậu quả của vụ ném bom bằng máy bay F-15 của Israel vào boong-ke của Hezbollah ở Beirut. Ảnh: MW.

Hậu quả của vụ ném bom bằng máy bay F-15 của Israel vào boong-ke của Hezbollah ở Beirut. Ảnh: MW.

Trong vụ tấn công tại Beirut, chiến đấu cơ F-15 của Israel đã thả hơn 80.000 kg bom, san phẳng nhiều tòa nhà chung cư và khiến hơn 300 người thiệt mạng. Trong khi đó, với khả năng phòng không mạnh hơn, các thành phố đông dân tại Iran không thể bị tấn công theo cách tương tự.

Hiện tại, Israel chỉ có thể tiến hành các cuộc oanh kích xuyên phá sâu vào không phận Iran bằng máy bay tàng hình F-35I – loại chiến đấu cơ thế hệ 5 với khả năng sống sót cao, nhưng số lượng hạn chế. Khác với F-15, F-35 nhẹ hơn, và khi hoạt động ở chế độ tàng hình, chúng chỉ có thể mang theo vũ khí trong khoang nội bộ với dung lượng hạn chế.

 Một chiếc F-35I của quân đội Israel. Ảnh: MW.

Một chiếc F-35I của quân đội Israel. Ảnh: MW.

Ngay cả khi hoạt động ở chế độ tàng hình, các chiến dịch trong lãnh thổ Iran vẫn rất nguy hiểm đối với F-35, với ít nhất 4 chiếc bị bắn rơi trong cuộc xung đột kéo dài 11 ngày giữa hai nước. Nếu đúng như nguồn tin Iran tuyên bố rằng cuộc tấn công nhằm vào một khu phức hợp ngầm ở Tehran sử dụng bom thay vì tên lửa, rất có thể F-35 là phương tiện thực hiện, bởi Israel không có loại máy bay nào khác có thể sống sót trong các nhiệm vụ xuyên phá như vậy.

Một điểm yếu lớn của phòng không Iran là lực lượng không quân lạc hậu, chủ yếu gồm các máy bay đã lỗi thời, khiến gánh nặng đổ dồn lên mạng lưới phòng không mặt đất hiện đại hơn. Tehran hiện được bảo vệ bởi các chiến đấu cơ hiện đại nhất trong kho vũ khí của Iran – MiG-29A/UB thế hệ 4, được đặt mua từ Liên Xô năm 1989. Tuy nhiên, so với các phiên bản MiG-29 hiện đại như MiG-29M, hay các dòng tiêm kích thế hệ mới như J-10C hoặc Su-35, lực lượng này bị đánh giá là tụt hậu nghiêm trọng.

Sự thiếu hụt năng lực không quân được cho là yếu tố then chốt khiến Tehran không thể răn đe Israel và các đồng minh phương Tây, từ đó để xảy ra chiến sự.

Huyền Chi

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/he-lo-thong-tin-israel-khong-kich-khien-tong-thong-iran-bi-thuong-trong-cuoc-hop-mat-tai-tehran-post187655.html