Trong Thế chiến II, vụ đắm tàu Hải quân Mỹ đã dẫn đến một trong những cuộc tấn công của cá mập khét tiếng nhất trong lịch sử và cái chết của hàng trăm người đàn ông. Con tàu đắm đã thu hút những kẻ săn mồi hàng đầu và châm ngòi cho một cuộc kiếm ăn điên cuồng kéo dài trong nhiều ngày.
Vào tháng 7 năm 1945, tàu USS Indianapolis đã hoàn thành chuyến đi đến căn cứ hải quân trên đảo Tinian ở Thái Bình Dương để vận chuyển uranium và các thành phần khác sẽ được sử dụng để tạo ra quả bom nguyên tử "Little Boy" - vũ khí hạt nhân đầu tiên từng được sử dụng trong thời chiến, sau đó nó được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Sau khi giao các bộ phận, Indianapolis khởi hành đến Philippines để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ngay sau nửa đêm 30 tháng 7, con tàu bị trúng ngư lôi của một tàu ngầm Nhật Bản, gây thiệt hại nặng nề. Nó bắt đầu nhận một lượng nước khổng lồ và chìm chỉ sau 12 phút. Trong số 1.195 người đàn ông trên tàu, khoảng 300 người chìm cùng con tàu, gần 900 người bị bỏ lại giữa đại dương bao la.
Nhiều người chết vì phơi nhiễm, mất nước và ngộ độc nước mặn. Tuy nhiên, ước tính có tới 150 thủy thủ và phi hành đoàn đã bị cá mập giết chết. Đây được coi là vụ cá mập tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử.
Không giống như một số loài săn mồi khác, chẳng hạn như sư tử và chó sói, hầu hết cá mập săn mồi một mình, Nico Booyens, nhà sinh vật biển kiêm giám đốc nghiên cứu tại Đơn vị nghiên cứu cá mập cho biết: "Các loài cá mập khác nhau có kỹ thuật săn mồi khác nhau, nhưng nhiều loài cá mập là loài săn mồi đơn độc dựa vào thị giác, khứu giác và khả năng tiếp nhận điện để xác định vị trí con mồi."
Cá mập cũng có một hệ thống đặc biệt gọi là đường bên sẽ thu nhận những rung động trong nước. Khả năng này sẽ cho phép nó phát hiện chuyển động của những người đàn ông dưới nước khi họ vùng vẫy. Một khi đàn cá mập đã xác định được vị trí của các thủy thủ, họ có rất ít cơ hội sống sót - đặc biệt là những người bị thương.
Theo lời kể của những người sống sót, nhiều nạn nhân đã bị tấn công gần mặt nước. Điều này đã gợi ý rằng cá mập vây trắng đại dương (Carcharhinus longimanus) là loài tham gia vào vụ tấn công vì chúng là loài sống gần mặt nước.
Mặc dù cá mập trắng đứng đầu chuỗi thức ăn, nhưng các bữa ăn của chúng cách khá xa nhau, vì vậy chúng thường là loài kiếm ăn theo cơ hội. Loài này được biết đến là rất kiên trì, khó đoán và ít tỏ ra sợ hãi, khiến nó đặc biệt nguy hiểm đối với con người.
Tại USS Indianapolis, thi thể của những người chết và những người bị thương đã được đưa đi trước. Hạ sĩ sống sót Edgar Harrell chia sẻ: "Buổi sáng đó, chúng tôi gặp cá mập. Bất cứ ai bị tách ra đều sẽ bị nhắm làm mục tiêu của con vật. Bạn nghe thấy một tiếng hét và sau đó thi thể sẽ chìm xuống, và rồi chiếc áo phao lại bật lên."
Những người đàn ông quá sợ hãi để di chuyển, vì sợ bị nhắm làm con mồi. Booyens cho biết: "Những cơn điên cuồng kiếm ăn của cá mập thường xảy ra khi lượng thức ăn dồi dào đột ngột, chẳng hạn như khi một đàn cá lớn bị mắc kẹt trong một khu vực nhỏ. Mùi máu và sự vùng vẫy của con mồi có thể kích hoạt cơn thèm ăn, khiến cá mập bơi thành đàn và tranh giành nguồn thức ăn sẵn có."
Nhiều loài cá mập có thể tham gia vào cuộc săn mồi điên cuồng, trong thời gian đó chúng có thể trở nên rất hung dữ và tấn công lẫn nhau cũng như con mồi. Tuy nhiên, hành vi kiếm ăn cơ hội của cá mập trắng đại dương cũng như kích thước và sức mạnh khiến chúng trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với các thủy thủ.
Trong bốn ngày, không có cứu hộ đến. Những người sống sót cố gắng sống sót bằng cách trôi nổi theo nhóm, nhưng trong cái nóng như thiêu đốt, nhiều người đã không thể chống chọi với tình trạng mất nước. Những người khác chết vì tăng natri máu do bị ép uống nước biển mặn. Cuối cùng, chỉ có 316 người đàn ông sống sót. hglạla
Mời quý vị xem video: Kinh ngạc về sự trùng khớp giữa gen người và động vật. Nguồn: Kienthucnet.
Lê Trang (theo Live Science)