Hệ quả từ tình trạng xâm lấn hành lang bảo vệ công trình thủy lợi
Về việc lấn chiếm hành lang an toàn đê điều, công trình thủy lợi để làm nhà cửa, sử dụng đất công trái mục đích, thực tế tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi không chỉ ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả công trình mà còn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai.
Khu vực tiếp giáp giữa Hà Nội và Bắc Ninh, gần 60 ngôi nhà kiên cố mọc lên trên công trình thủy lợi nằm trong “Dự án ngầm hóa kênh mương” theo hình thức hợp đồng xây dựng, kinh doanh và chuyển giao BOT của tỉnh Bắc Ninh. Người dân cho biết, công trình này thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Đuống, có vai trò tiêu thoát lũ cho sông Đuông và cung cấp nước cho hàng chục ha lúa của bà con trên địa bàn và khu vực lân cận.
Còn tại tỉnh Hải Dương, ruộng đồng nứt nẻ, hoa màu nguy cơ chết cháy, người đàn ông này không khỏi xót xa trước nguy cơ mùa màng mất trắng. Nguyên nhân bởi hệ thống Đại Thủy Nông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước hạn chế điều tiết vào kênh mương nội đồng. Bởi vậy người dân có dung mọi biện pháp như chặn dòng, thì cánh đồng vẫn khô hạn
Các công trình thủy lợi bị lấn chiếm, ô nhiễm làm cản trở dòng chảy, hạn chế việc tiêu thoát lũ cho hệ thống sông Hồng và sông Đuống khi có nước lớn. Trong khi đó, hành lang an toàn, thoát lũ bảo vệ hệ thống đê quốc gia cũng đang bị xâm phạm bởi các cụm công nghiệp, nhà ở. Các chuyên gia cho rằng việc xây dựng ở khu vực này, khi có lũ lớn sẽ cản trở dòng nước, nguy cơ vỡ đê là rất cao.
Cũng theo ông Niên, Trước bối cảnh biến đổi khí hậu, nếu chẳng may xảy ra lũ lụt gây vỡ đê trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thì thiệt hại về tài sản, cũng như con người sẽ là rất lớn.
Thực hiện : Hoàng Tùng Công Kiên