Hệ thống y tế ứng trực sẵn sàng cấp cứu dịp 2/9

Trong những ngày nghỉ Quốc khánh 2/9, hệ thống y tế cơ sở 24/24 và các đội cấp cứu cơ động sẵn sàng cấp cứu ngoại viện trong những tình huống khẩn cấp.

Y tế các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đã sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân 24/24 giờ tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Tại mỗi địa phương, bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế các các huyện, thành phố đều thiết lập đội cấp cứu cơ động. Các đội này sẵn sàng nhận nhiệm vụ cấp cứu ngoại viện khi tình huống khẩn cấp xảy ra.

Đồng thời chuẩn bị, dự trữ đủ thuốc, dịch truyền, máu và các phương tiện, trang thiết bị để phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh trong các ngày nghỉ lễ. Song song với đó, triển khai việc phân luồng khám sàng lọc các bệnh truyền nhiễm và thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

Ngoài cấp cứu tại chỗ thì nhiều bệnh viện sẵn sàng cấp cứu ngoại viện.

Ngoài cấp cứu tại chỗ thì nhiều bệnh viện sẵn sàng cấp cứu ngoại viện.

Tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, cơ sở y tế tuyến cuối ở địa phương nên đã bố trí đầy đủ các kíp trực cấp cứu, điều trị trong các ngày nghỉ lễ dịp 2/9, đảm bảo chủ động trong mọi tình huống.

Khoa Cấp cứu của bệnh viện luôn bố trí nhân viên hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Trong trường hợp có cấp cứu ngoại viện, đội cấp cứu cơ động nhanh chóng đến hiện trường để hỗ trợ cấp cứu ngoại viện.

Đội cấp cứu cơ động ở tuyến y tế cơ sở sẽ đi cấp cứu ngoại viện trong trường hợp khẩn cấp.

Đội cấp cứu cơ động ở tuyến y tế cơ sở sẽ đi cấp cứu ngoại viện trong trường hợp khẩn cấp.

Không được từ chối cấp cứu

Sở Y tế Bình Định cũng thông tin, đã chỉ đạo đến các cơ sở y tế (cả công lập lẫn tư nhân) phải đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp. Đó là trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ, kịp thời xử trí các tình huống trong những ngày lễ dịp 2/9.

Tuyệt đối không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định. Giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.

Phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa tập trung đông người…nếu có tại địa phương.

Tại các tỉnh khác như: Kon Tum; Lâm Đồng; Đắk Lắk…hệ thống y tế cơ sở cũng đã chuẩn bị đầy đủ thuốc men, các đội cấp cứu cơ động sẵn sàng đến những nơi xảy ra sự cố khi có yêu cầu.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bảng quy trình hướng dẫn cấp cứu ngoại viện được dán ngay ngoài cửa Khoa Cấp cứu để mọi người thuận tiện nắm bắt.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bảng quy trình hướng dẫn cấp cứu ngoại viện được dán ngay ngoài cửa Khoa Cấp cứu để mọi người thuận tiện nắm bắt.

Theo lãnh đạo Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Kon Tum, ngày nghỉ lễ hay ngày Tết, càng phải căng mình làm việc vì có thể bệnh nhân cấp cứu sẽ tăng. Có năm tập trung cao độ cứu chữa người bệnh từ sáng sớm đến chiều tối.

Ngày nghỉ lễ, đa số bệnh nhân đến cấp cứu thường bị các sự cố như: Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, ngộ độc thực phẩm, ẩu đả…Có bệnh nhân vào viện không có người thân ở bên chăm sóc. Các nhân viên y tế lại phải cận kề chăm lo cả việc ăn uống, sinh hoạt. Tất cả thầy thuốc đều chung một quyết tâm cứu chữa đến cùng, tất cả vì người bệnh.

Hưng-Thanh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/he-thong-y-te-ung-truc-san-sang-cap-cuu-dip-2-9-169230901162746929.htm