Hết cửa cho thói ép người khác uống bia, rượu
Ngoài việc cấm người tham gia giao thông khi lái xe sử dụng rượu, bia; một trong những quy định được xem là tiến bộ nhất của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 có hiệu lực từ 1/1/2020 là: 'Cấm rủ rê người khác uống rượu, bia dưới mọi hình thức' và một số quy định tiến bộ khác.
Nhiều quy định ưu việt
Cụ thể, Điều 5 của Luật quy định: “Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo hay ép buộc người khác uống rượu, bia. Trong đó, xúi giục, kích động, lôi kéo có thể hiểu bao gồm: Rủ rê, thuyết phục, thách đố nhau uống rượu, bia”. Cạnh đó, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông cũng như thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra liên quan đến rượu, bia, Điều 5 của Luật còn cấm người tham gia, điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đặc biệt, Luật cũng cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang Nhân dân uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc cũng như thời gian nghỉ giữa giờ làm việc. Với người chưa đủ 18 tuổi, Luật cũng quy định: "Nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia và "Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi".
Để kiểm soát tốt việc lạm dụng bia, rượu Luật cũng quy định các cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, khoản 5 Điều 32 của luật cũng quy định cho phép người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh (thẻ Căn cước Công dân –PV).
Không những thế, Luật cũng quy định cấm sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. Cấm sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức…
Lạm dụng bia, rượu gây ra nhiều vấn nạn!
Tâm sự của anh Hạnh rất đúng. Mùa liên hoan đã và đang đến với đủ loại tổng kết, tất niên rồi lễ, Tết.
Trong các tiệc nhậu, chúng ta gặp không ít cảnh, thậm chí thói ép người khác phải uống hết mình. Đây rõ ràng là những hành vi không tốt, Luật đã cấm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra thực thi luật ra sao lại không hề đơn giản.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu bia ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua, thì sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới.
Đặc biệt, tình trạng sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng diễn ra nghiêm trọng với tỷ lệ uống rượu, bia trong vị thành niên và thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại - tức là uống từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%.
Còn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá, rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác. Các chuyên gia Y tế cũng khuyến cáo, lạm dụng uống rượu, bia gây ra các hậu quả cấp tính và kéo dài như: Gây các tổn thương mạn tính đối với sức khỏe (mắc bệnh ung thư, bệnh lý tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ…) hay các vấn đề xã hội lâu dài như tác hại đối với gia đình, suy giảm chất lượng nhân lực, chất lượng dân số, phá vỡ các mối quan hệ gia đình, xã hội.
Còn trên lĩnh vực an toàn giao thông và an ninh trật tự, thống kê thời gian qua cho thấy, có đến 70-80% số vụ tai nạn giao thông và ẩu đả, xổ xát thậm chí án mạng đều do lạm dụng bia, rượu mà ra. Rõ ràng, việc lạm dụng bia, rượu (chưa kể bia, rượu kém chất lượng) đang là thủ phạm gây rất nhiều bất ổn xã hội và sức khỏe của nhân dân.
Cấm nhưng quản lý và xử lý ra sao?
Điều 5 của Luật quy đinh: “Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo hay ép buộc người khác uống rượu, bia. Trong đó, xúi giục, kích động, lôi kéo có thể hiểu bao gồm: Rủ rê, thuyết phục, thách đố nhau uống rượu, bia”.
Cạnh đó, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông cũng như thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra liên quan đến rượu, bia, Điều 5 của Luật còn cấm người tham gia, điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, nếu như nội dung cấm người lái xe khi tham gia giao thông sử dụng bia, rượu thì lực lượng công an có thể tiến hành xử phạt.
Còn đối với các trường hợp “nghiêm cấm rủ rê, lôi kéo, ép buộc uống bia, rượu trong mọi tình huống” thì ai là cơ quan đứng ra xử lý? Anh Nguyên Hạnh, đang công tác tại một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho biết: “Khi hay tin Luật quy định về cấm ép uống bia, rượu tôi rất mừng. Vì bản thân vốn uống được ít mà đặc thù nghề nghiệp phải quan hệ rộng, nên hễ mỗi lần tiếp khách hay tiếp bạn bè là say. Say không chỉ mệt cho bản thân mà còn khổ cả cho vợ con. Song, nếu Tết này trong bàn tiệc khi bị ép, ai là người dẫn Luật đến hộ tôi để không còn cảnh bị ép uống? Thật khó”.
Tâm sự của anh Hạnh rất đúng. Mùa liên hoan đã và đang đến với đủ loại tổng kết, tất niên rồi lễ, Tết. Trong các tiệc nhậu, chúng ta gặp không ít cảnh, thậm chí thói ép người khác phải uống hết mình. Đây rõ ràng là những hành vi không tốt, Luật đã cấm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra thực thi luật ra sao lại không hề đơn giản.
Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/het-cua-cho-thoi-ep-nguoi-khac-uong-bia-ruou-101290.html