Tờ Bulgarian Military cho biết, một chiếc xe tăng T-72AMT của Ukraine được trang bị súng máy hạng nặng 12,7 mm Browning .50 do Mỹ sản xuất, còn được gọi là súng máy M2, trên tháp pháo. Súng máy hạng nặng nguyên bản trên xe tăng T-72AMT là súng máy kiểu 12,7 mm NSVT.
Súng máy hạng nặng NSVT của Liên Xô và súng máy hạng nặng M2 Browning của Mỹ đều là những vũ khí uy lực, thường được sử dụng trong các nhiệm vụ phòng không hoặc chi viện hỏa lực trực tiếp cho bộ binh. Mặc dù chúng có những điểm tương đồng về mục đích và thiết kế, nhưng có một số điểm khác biệt chính. Một điểm khác biệt lớn là loại đạn sử dụng.
Súng máy hạng nặng NSVT bắn đạn 12,7x108mm, trong khi M2 Browning bắn đạn 0,50 BMG (12,7x99mm). Đạn .50 BMG ngắn hơn một chút nhưng có sơ tốc đầu nòng cao hơn, giúp M2 Browning có tầm bắn hiệu quả xa hơn so với đạn NSVT.
Một sự khác biệt khác nữa nằm ở tốc độ bắn của hai loại súng máy này. Nếu súng máy NSVT có tốc độ bắn chiến đấu khoảng 600-700 viên đạn mỗi phút, trong khi M2 Browning có tốc độ bắn chiến đấu khoảng 450-600 viên mỗi phút.
Tính năng này có nghĩa là súng máy NSVT có thể bắn nhiều phát đạn hơn trong một phút, mật đột đạn này bắn ra cao hơn. Tuy nhiên, tốc độ bắn chậm hơn một chút của M2 Browning cho phép đạt được độ chính xác và khả năng kiểm soát hỏa lực tốt hơn, đặc biệt là khi bắn điểm xạ dài.
Súng máy hạng nặng M2 Browning được đánh giá là có tính năng vượt trội hơn NSVT do độ tin cậy và độ bền tổng thể của nó. M2 Browning đã nổi tiếng về độ bền và khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
M2 Browning được quân đội Mỹ và quân đội các nước đồng minh sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ, chứng tỏ độ tin cậy của nó trong các tình huống chiến đấu. Mặt khác, súng máy NSVT mặc dù vẫn là một vũ khí đáng tin cậy, nhưng có thể không có được mức độ hiệu suất và độ bền đã được chứng minh như M2 Browning.
Ngoài ra, súng máy M2 Browning còn mang đến sự linh hoạt hơn về việc bố trí lên các phương tiện chiến đấu. Nó có thể được gắn trên nhiều nền tảng khác nhau như xe cơ giới, máy bay chiến đấu và tàu hải quân, khiến nó trở thành vũ khí có khả năng thích ứng cao.
Súng máy hạng nặng NSVT cũng chủ yếu được sử dụng làm vũ khí gắn trên xe nhưng do có trọng lượng nhẹ hơn, nên loại súng máy này còn được cải tiến, làm vũ khí hỏa lực đi cùng bộ binh.
Quốc gia cung cấp súng máy hạng nặng M2 Browning chính cho Ukraine là Mỹ; kể từ khi xung đột với Nga bùng nổ, số lượng súng máy M2 Brownings mà Mỹ bàn giao cho Ukraine tương đối lớn. Tuy nhiên, việc bàn giao M2 Browning từ Mỹ đã bắt đầu vào năm 2015, nhưng nhiều nhất là trong thời gian xung đột vừa qua.
Các quốc gia khác cung cấp súng máy hạng nặng M2 Browning cho Ukraine nữa bao gồm Canada (cung cấp hỗ trợ dưới hình thức viện trợ quân sự); ngoài ra còn có Ba Lan, Litva và Italy.
Ngoài Mỹ là quốc gia cung cấp chính súng máy M2 Browning cho Ukraine, thì quốc gia đầu tiên quyết định cung cấp súng máy hạng nặng M2 Browning cho Ukraine là Italy. Chính quyền Italy đưa ra quyết định giao hàng bốn ngày sau khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.
Súng máy M2 Browning cùng những vũ khí khác của phương Tây đang đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố cuộc phản công của quân đội Ukraine hiện nay. Tuy nhiên vũ khí chính của Ukraine hiện nay vẫn là những vũ khí có từ thời Liên Xô.
Trong số vũ khí Liên Xô của Liên Xô trong Quân đội Ukraine, thì loại pháo phản lực BM-21 có nhiều trong biên chế Quân đội Ukraine. Theo tạp chí quốc phòng Janes của Anh cho biết, khi xung đột với Nga nổ ra, Quân đội Ukraine có khoảng 260 khẩu BM-21.
Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad (Mưa Đá), được Liên Xô đưa vào sử dụng năm 1963, có khả năng bắn tới 40 viên đạn trong một loạt bắn dài 20 giây. Theo tạp chí Janes, hiện có khoảng 50 quốc gia sở hữu pháo phản lực BM-21 hoặc các biến thể của loại pháo này.
Nhưng theo một sĩ quan Quân đội Ukraine là Andriy Chernyak cho biết, dự trữ đạn pháo cho mọi loại vũ khí thời Liên Xô của Ukraine đã gần hết. Một trong những nguồn lớn nhất cung cấp đạn pháo kiểu Liên Xô là Nga, nhưng đó là địch thủ của Ukraine. Theo ông Chernyak, Ukraine đang cố gắng tìm nguồn cung từ nơi khác;
Theo ghi nhận của phóng viên tờ Wall Street Journal của Mỹ cho biết, hiện Lữ đoàn pháo binh 60 của Quân đội Ukraine vẫn nhận được đạn pháo BM-21, nhưng số lượng ít hơn nhiều và họ phải lựa chọn mục tiêu một cách kỹ càng hơn.
Trong khi đó, đại đội pháo phản lực BM-21 của Lữ đoàn bộ binh 57 Ukraine cho biết, họ đã không bắn loại pháo này trong 2 tuần qua vì không được cung cấp đạn. Trong khi đó các tuyến tiếp tế đạn từ phía sau thường xuyên bị không quân Nga đánh phá, do vậy mật độ đạn pháo của quân Ukraine bắn ra rất hạn chế.
Tiến Minh (theo Bulgarian Military, Janes's, WSJ)