Hiện trạng 4 con sông sắp được đầu tư hơn 21.000 tỷ đồng để 'hồi sinh'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, tổng kinh phí khái toán cho kế hoạch 'hồi sinh' 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét là hơn 21.000 tỷ đồng, chia thành ba giai đoạn từ năm 2025 - 2030.
Ngày 22/7 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án "Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô" gồm Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét, giai đoạn 2025 – 2030.
Đây là nỗ lực lớn nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm kéo dài suốt nhiều năm qua ở các dòng sông nội thành, đồng thời hướng tới mục tiêu xây dựng không gian đô thị sinh thái, cân bằng và đáng sống hơn cho người dân Thủ đô.
Theo đề án, 32 chương trình, dự án sẽ được triển khai, tập trung vào các giải pháp kiểm soát nguồn xả thải, thu gom nước thải đưa về các nhà máy xử lý tập trung như Yên Xá và Yên Sở, tăng cường bổ cập nước từ hồ điều hòa và chỉnh trang cảnh quan hai bên sông. Trong đó, hệ thống sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét được xác định là ưu tiên hàng đầu bởi mức độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân cư và hình ảnh đô thị.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, tổng kinh phí khái toán cho việc "hồi sinh" 4 dòng sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét vào khoảng 21.000 tỷ đồng, chia thành 3 giai đoạn từ năm 2025 đến 2030.

UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt đề án "Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô" gồm Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét, giai đoạn 2025 – 2030. Đây là nỗ lực lớn nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm kéo dài suốt nhiều năm qua ở các dòng sông nội thành, đồng thời hướng tới mục tiêu xây dựng không gian đô thị sinh thái, cân bằng và đáng sống hơn cho người dân Thủ đô.

Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước từ năm 2015 - 2022 cho thấy, cả 4 dòng sông đều ở mức ô nhiễm nghiêm trọng. Nồng độ oxy hòa tan thấp, nhiều đoạn sông gần như không còn khả năng tự làm sạch, trong khi chỉ tiêu vi sinh vượt ngưỡng từ 30 - 70 lần, hàm lượng các hợp chất hữu cơ cũng vượt xa quy chuẩn cho phép.

Nguyên nhân chính là do phần lớn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý bị xả thẳng xuống sông. Hiện mỗi ngày Hà Nội phát sinh khoảng 1 triệu m3 nước thải, nhưng chỉ khoảng 30% trong số đó được xử lý.

Tổng kinh phí hơn 21.000 tỷ đồng sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 2025–2027 chi hơn 16.000 tỷ đồng; 2027–2029 khoảng 3.395 tỷ và 2029–2030 là 841 tỷ đồng. Trong ảnh là một đoạn sông Tô Lịch, sông Tô Lịch từ lâu được coi là trục thoát nước chính, đóng vai trò điều hòa mực nước và ngăn ngừa ngập úng cho khu vực nội thành Hà Nội.

Thời gian qua, Hà Nội liên tục triển khai nhiều công trình với mục tiêu cải thiện môi trường và vệ sinh đô thị, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên trong lưu vực sông Tô Lịch.

Sông Kim Ngưu dài khoảng 10km, chảy qua các phường Hai Bà Trưng và Hoàng Mai, từ phố Lò Đúc đến kênh bao Yên Sở là một trong những dòng ô nhiễm nặng nhất và phức tạp nhất do hệ thống thu gom, thoát nước kém.

Dọc theo chiều dài dòng chảy có rất nhiều cửa cống xả nước thải trực tiếp xuống lòng sông mà không qua xử lý.



Sông Kim Ngưu xưa là tuyến giao thông đường thủy, ngày nay chỉ còn chức năng duy nhất là thoát nước cho nội thành Hà Nội.

Sông Sét cũng lâm vào tình trạng tương tự. Với chiều dài hơn 3,6 km, dòng sông này bắt nguồn từ hồ Bảy Mẫu (Công viên Thống Nhất) và chảy về hồ Yên Sở.

Sông Sét tách ra từ sông Kim Ngưu và từng là dòng chảy điều tiết nước nội đô. Nhưng suốt nhiều năm qua, lòng sông bị bồi lắng, bờ sông bị lấn chiếm bởi các công trình xây dựng, khiến diện tích mặt nước ngày càng thu hẹp.

Khu vực cuối dòng sông, đoạn đối diện hồ Yên Sở, đã trở thành “điểm đen rác thải” với tình trạng đổ rác sinh hoạt và phế liệu xây dựng tràn lan.

Sông Lừ - dài 5,2 km, đã qua nhiều lần cải tạo và không ít giải pháp khắc phục nhưng mức độ ô nhiễm của sông Lừ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Lòng sông sánh đen, bốc mùi hôi thối quanh năm.

Tổng kinh phí cho việc “hồi sinh” 4 dòng sông này khoảng 21.000 tỷ đồng, chia thành ba giai đoạn từ năm 2025 đến 2030.