Hiện trường vụ sạt lở tại tuyến đê hữu sông Cầu đoạn qua khu Vạn Phúc, phường Vạn An (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) khiến nhiều ngôi nhà bị rạn nứt, trôi xuống sông. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)
Nhà kho của Công ty Lương thực Hưng Phước (Cần Thơ) bị sụt lún sâu so với mặt đường tỉnh 921. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
Đường tỉnh 965 trên địa bàn xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Sụt lún đất trong vườn của một hộ dân huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN)
Khu vực bị sụt lún tại thôn 17, Nhân Cơ, Đắk R’lấp, Đắk Nông. (Ảnh: Minh Hưng/ TTXVN)
Khu vực nhà dân bị sụt lún do ảnh hưởng mưa lớn và hệ thống cống thoát nước ngầm tại phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh). (Ảnh: TTXVN)
Phong tỏa khu vực sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân dọc tuyến đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Quy Nhơn (Bình Định). (Ảnh: TTXVN)
Bờ kè của Di tích Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị) bị sạt lở và biến dạng. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)
Khu vực sạt lở bờ sông Thao (Phú Thọ) chỉ cách nhà dân vài mét, khiến nhiều hộ phải di dời đến nơi an toàn (Ảnh: Tạ Toàn/TTXVN)
Nhiều đoạn bờ sông Thao đã lở sâu vào khu vực đất canh tác nông nghiệp trên bãi bồi, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến các khu dân cư của xã Bản Nguyên. (Ảnh: Tạ Toàn/ TTXVN)
Tường bao của một số căn nhà cao tầng tại đồi Tên Lửa, phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long đã bị bật chân móng, đổ sập do sạt lở. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)
Hiện trường vụ sạt lở tại tuyến đê hữu sông Cầu đoạn qua khu Vạn Phúc, phường Vạn An (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) khiến nhiều ngôi nhà bị rạn nứt, trôi xuống sông. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)