Hiện tượng thiên văn dài nhất thế kỷ nào sắp xuất hiện ở Việt Nam?

Ngày 19/11 tới đây, người dân trên thế giới sẽ được chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ kéo dài tận 3 giờ, 28 phút và 23 giây.

Theo NASA, trong giai đoạn 2001 - 2100 cho thấy nguyệt thực diễn ra tuần tới sẽ là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ với thời gian khoảng 3 tiếng 28 phút 23 giây.

Theo NASA, trong giai đoạn 2001 - 2100 cho thấy nguyệt thực diễn ra tuần tới sẽ là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ với thời gian khoảng 3 tiếng 28 phút 23 giây.

Lần nguyệt thực này dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút.

Lần nguyệt thực này dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút.

Theo Đài thiên văn Holcomb ở bang Indiana, Mỹ, đây cũng là nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm. Tuy nhiên Việt Nam chỉ nằm ở khu vực "rìa" của vùng có thể quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ.

Theo Đài thiên văn Holcomb ở bang Indiana, Mỹ, đây cũng là nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm. Tuy nhiên Việt Nam chỉ nằm ở khu vực "rìa" của vùng có thể quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ.

Trong khi đó, Canada, hầu hết nước Mỹ, hầu hết Greenland và một phần nước Nga sẽ nằm trong vùng quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ thuận lợi nhất.

Trong khi đó, Canada, hầu hết nước Mỹ, hầu hết Greenland và một phần nước Nga sẽ nằm trong vùng quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ thuận lợi nhất.

Tại những vùng thuận lợi nhất, thời gian quan sát trọn vẹn và tỉ lệ che phủ của mặt trăng lên tới 97%, độ che phủ đậm nên sẽ cho phép mặt trăng chuyển màu gần như trăng máu (tức nguyệt thực toàn phần) vào rạng sáng ngày 19/11 sắp tới.

Tại những vùng thuận lợi nhất, thời gian quan sát trọn vẹn và tỉ lệ che phủ của mặt trăng lên tới 97%, độ che phủ đậm nên sẽ cho phép mặt trăng chuyển màu gần như trăng máu (tức nguyệt thực toàn phần) vào rạng sáng ngày 19/11 sắp tới.

Nguyệt thực bắt đầu diễn ra lúc 14h19, đạt cực đại lúc khoảng 16h và kết thúc vào 17h47 ngày 19/11 (giờ Hà Nội). Tại Việt Nam, chúng ta sẽ chỉ thấy mặt trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn.

Nguyệt thực bắt đầu diễn ra lúc 14h19, đạt cực đại lúc khoảng 16h và kết thúc vào 17h47 ngày 19/11 (giờ Hà Nội). Tại Việt Nam, chúng ta sẽ chỉ thấy mặt trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn.

Trước và sau đó là "nguyệt thực nửa tối", tức mặt trăng không đổi màu mà sẽ có một chiếc bóng mờ lướt qua ở phần trên của mặt trăng.

Trước và sau đó là "nguyệt thực nửa tối", tức mặt trăng không đổi màu mà sẽ có một chiếc bóng mờ lướt qua ở phần trên của mặt trăng.

Lý do thời gian quan sát ở Việt Nam ngắn là vì phần đầu của nguyệt thực, hoàng hôn vẫn chưa buông xuống nên không quan sát được mặt trăng.

Lý do thời gian quan sát ở Việt Nam ngắn là vì phần đầu của nguyệt thực, hoàng hôn vẫn chưa buông xuống nên không quan sát được mặt trăng.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng.

Bóng của Trái đất có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng Mặt Trời và khiến Mặt Trăng tối đi.

Bóng của Trái đất có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng Mặt Trời và khiến Mặt Trăng tối đi.

Trong nguyệt thực, Mặt Trăng có thể mang sắc đỏ vì ánh sáng từ Mặt Trời, dù bị cản trực tiếp bởi umbra (phần tối nhất của bóng Trái Đất), vẫn uốn cong quanh hành tinh xanh và di chuyển xuyên qua khí quyển để chạm tới Mặt Trăng.

Trong nguyệt thực, Mặt Trăng có thể mang sắc đỏ vì ánh sáng từ Mặt Trời, dù bị cản trực tiếp bởi umbra (phần tối nhất của bóng Trái Đất), vẫn uốn cong quanh hành tinh xanh và di chuyển xuyên qua khí quyển để chạm tới Mặt Trăng.

Khí quyển Trái Đất lọc những bước sóng ngắn hơn màu xanh và cho phép các bước sóng đỏ, cam đi qua. Khi các bước sóng đỏ và cam này đi qua khí quyển Trái Đất, chúng tiếp tục chạm tới Mặt Trăng.

Khí quyển Trái Đất lọc những bước sóng ngắn hơn màu xanh và cho phép các bước sóng đỏ, cam đi qua. Khi các bước sóng đỏ và cam này đi qua khí quyển Trái Đất, chúng tiếp tục chạm tới Mặt Trăng.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hien-tuong-thien-van-dai-nhat-the-ky-nao-sap-xuat-hien-o-viet-nam-1621647.html