Hiểu lầm nguy hiểm về tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ

Tại sao Mỹ không loại bỏ tên lửa chống hạm Harpoon khi mà tầm bắn, tốc độ của nó thua xa các loại tên lửa Nga, Trung. Và đây là câu trả lời?

 Tên lửa chống hạm Harpoon hiện là loại vũ khí chống tàu mặt nước chủ lực trên hầu hết các tàu chiến của Hải quân Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới. Loại tên lửa này từ lâu đã bị coi là kém cỏi hơn so các loại tên lửa chống hạm của Nga, Trung Quốc có tầm phóng vượt trội, tốc độ bay siêu âm. Nguồn ảnh: Flick

Tên lửa chống hạm Harpoon hiện là loại vũ khí chống tàu mặt nước chủ lực trên hầu hết các tàu chiến của Hải quân Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới. Loại tên lửa này từ lâu đã bị coi là kém cỏi hơn so các loại tên lửa chống hạm của Nga, Trung Quốc có tầm phóng vượt trội, tốc độ bay siêu âm. Nguồn ảnh: Flick

Hầu hết người ta đều cho rằng tên lửa Harpoon với tầm phóng chỉ khoảng 130km là không đủ để giúp tàu chiến của Hải quân Mỹ chống lại các tàu chiến Nga-Trung vốn có tên lửa bắn xa 300-600km trên mặt biển. Tuy nhiên, đó là một thông tin sai lệch nguy hiểm. Nguồn ảnh: Flick

Hầu hết người ta đều cho rằng tên lửa Harpoon với tầm phóng chỉ khoảng 130km là không đủ để giúp tàu chiến của Hải quân Mỹ chống lại các tàu chiến Nga-Trung vốn có tên lửa bắn xa 300-600km trên mặt biển. Tuy nhiên, đó là một thông tin sai lệch nguy hiểm. Nguồn ảnh: Flick

Trong suốt 40 năm phát triển, người Mỹ đã tạo ra nhiều phiên bản cải tiến tên lửa hành trình Harpoon tăng tầm bắn lên 300-400km đủ sức giúp chiến hạm Mỹ có khả năng đáp trả tương xứng. Nguồn ảnh: Wiki

Trong suốt 40 năm phát triển, người Mỹ đã tạo ra nhiều phiên bản cải tiến tên lửa hành trình Harpoon tăng tầm bắn lên 300-400km đủ sức giúp chiến hạm Mỹ có khả năng đáp trả tương xứng. Nguồn ảnh: Wiki

Tên lửa hành trình Harpoon do Tập đoàn McDonnell Douglas (hiện là Boeing Defense) thiết kế, phát triển và sản xuất, đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ từ năm 1977. Đến nay, đã có khoảng 7.000 đơn vị được chuyển cho Hải quân Mỹ và đồng minh. Harpoon nổi tiếng với khả năng sống sót cao, khả năng hành trình bay cực thấp, tiết diện phản xạ radar thấp, độ chính xác cao... Nguồn ảnh: Wiki

Tên lửa hành trình Harpoon do Tập đoàn McDonnell Douglas (hiện là Boeing Defense) thiết kế, phát triển và sản xuất, đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ từ năm 1977. Đến nay, đã có khoảng 7.000 đơn vị được chuyển cho Hải quân Mỹ và đồng minh. Harpoon nổi tiếng với khả năng sống sót cao, khả năng hành trình bay cực thấp, tiết diện phản xạ radar thấp, độ chính xác cao... Nguồn ảnh: Wiki

Harpoon được phát triển để phóng trên nhiều nền tảng gồm: máy bay cánh cố định (định danh là AGM-84, không có block khởi tốc); tàu mặt nước (RGM-84, có block động cơ khởi tốc) và tàu ngầm (UGM-84, có block động cơ khởi tốc và container đặc biệt để bắn qua ống phóng ngư lôi). Tên lửa nặng 691kg, dài 3,8-4,6m tùy nền tảng phóng; trang bị động cơ tuốc bin phản lực CAE J402 đạt tầm phóng 124km, tốc độ hành trình 864km/h. Nguồn ảnh: Wiki

Harpoon được phát triển để phóng trên nhiều nền tảng gồm: máy bay cánh cố định (định danh là AGM-84, không có block khởi tốc); tàu mặt nước (RGM-84, có block động cơ khởi tốc) và tàu ngầm (UGM-84, có block động cơ khởi tốc và container đặc biệt để bắn qua ống phóng ngư lôi). Tên lửa nặng 691kg, dài 3,8-4,6m tùy nền tảng phóng; trang bị động cơ tuốc bin phản lực CAE J402 đạt tầm phóng 124km, tốc độ hành trình 864km/h. Nguồn ảnh: Wiki

McDonnell Douglas và Boeing trong gần nửa thế kỷ đã liên tục cải tiến để tăng tầm bắn cho tên lửa hành trình Harpoon. Theo đó, vào đầu những năm 1990, Hải quân Mỹ bắt đầu nhận phiên bản Harpoon với thùng nhiên liệu lớn hơn được gọi là RGM-84F Block 1D đạt tầm phóng lên tới 278km. Nguồn ảnh: McDonnell Douglas

McDonnell Douglas và Boeing trong gần nửa thế kỷ đã liên tục cải tiến để tăng tầm bắn cho tên lửa hành trình Harpoon. Theo đó, vào đầu những năm 1990, Hải quân Mỹ bắt đầu nhận phiên bản Harpoon với thùng nhiên liệu lớn hơn được gọi là RGM-84F Block 1D đạt tầm phóng lên tới 278km. Nguồn ảnh: McDonnell Douglas

Năm 2011, Hải quân Mỹ ký hợp đồng trị giá 120 triệu USD mua 60 tên lửa Harpoon Block II nổi bật với cải tiến tích hợp hệ thống định vị GPS và kênh truyền dữ liệu cho phép cập nhận thêm thông tin mục tiêu trong hành trình bay. Phiên bản RGM/AGM-84L Block 2 đạt tầm bắn 278km. Nguồn ảnh: Military-Today

Năm 2011, Hải quân Mỹ ký hợp đồng trị giá 120 triệu USD mua 60 tên lửa Harpoon Block II nổi bật với cải tiến tích hợp hệ thống định vị GPS và kênh truyền dữ liệu cho phép cập nhận thêm thông tin mục tiêu trong hành trình bay. Phiên bản RGM/AGM-84L Block 2 đạt tầm bắn 278km. Nguồn ảnh: Military-Today

Tháng 4/2015, Boeing giới thiệu phiên bản cải tiến của RGM-84 Harpoon được gọi là "Harpoon Next Generation - Harpoon thế hệ tiếp theo) đạt tầm bắn khoảng 248km với đầu đạn nhẹ hơn (140kg) và nâng cấp hệ thống radar chủ động dẫn đường pha cuối. Như vậy, có thể thấy rằng các phiên bản tên lửa Harpoon mà Hải quân Mỹ sử dụng đều có tầm bắn rất xa, hoàn toàn có khả năng đáp trả tương xứng các tàu chiến Nga-Trung.

Tháng 4/2015, Boeing giới thiệu phiên bản cải tiến của RGM-84 Harpoon được gọi là "Harpoon Next Generation - Harpoon thế hệ tiếp theo) đạt tầm bắn khoảng 248km với đầu đạn nhẹ hơn (140kg) và nâng cấp hệ thống radar chủ động dẫn đường pha cuối. Như vậy, có thể thấy rằng các phiên bản tên lửa Harpoon mà Hải quân Mỹ sử dụng đều có tầm bắn rất xa, hoàn toàn có khả năng đáp trả tương xứng các tàu chiến Nga-Trung.

Các phiên bản phóng từ trên không (AGM-84) cũng liên tục được nâng cấp. Ví dụ phiên bản AGM-84D Block 1C đạt tầm phóng 220km; AGM-84F Block 1D đạt tầm phóng 315km; AGM-84H/K Block 1G/1J đạt tầm 280km. Nguồn ảnh: Wiki

Các phiên bản phóng từ trên không (AGM-84) cũng liên tục được nâng cấp. Ví dụ phiên bản AGM-84D Block 1C đạt tầm phóng 220km; AGM-84F Block 1D đạt tầm phóng 315km; AGM-84H/K Block 1G/1J đạt tầm 280km. Nguồn ảnh: Wiki

Tên lửa Harpoon có thể triển khai trên hầu hết các máy bay chiến đấu của Không lực Mỹ hiện nay, bao gồm cả máy bay ném bom B-52H. Ngoài ra các máy bay chiến đấu của phương Tây như Typhoon, JAS-39 Gripen cũng làm được điều tương tự. Nguồn ảnh: Wiki

Tên lửa Harpoon có thể triển khai trên hầu hết các máy bay chiến đấu của Không lực Mỹ hiện nay, bao gồm cả máy bay ném bom B-52H. Ngoài ra các máy bay chiến đấu của phương Tây như Typhoon, JAS-39 Gripen cũng làm được điều tương tự. Nguồn ảnh: Wiki

Tuy nhiên phiên bản UGM-84 dành cho tàu ngầm hầu như không được nâng cấp nhiều, tầm bắn của chúng vẫn chỉ giới hạn ở mốc 140km. Nguồn ảnh: Wiki

Tuy nhiên phiên bản UGM-84 dành cho tàu ngầm hầu như không được nâng cấp nhiều, tầm bắn của chúng vẫn chỉ giới hạn ở mốc 140km. Nguồn ảnh: Wiki

Trong lịch sử hoạt động của mình, tên lửa hành trình Harpoon đã lập được vô số chiến tích, không hề thua kém các dòng tên lửa Nga-Xô. Ví dụ, năm 1986, Hải quân Mỹ đã bắn chìm 2 tàu tuần Libya bằng Harpoon; năm 1988 tên lửa Harpoon được sử dụng để đánh chìm tàu hộ vệ Sahand cỡ 1.000 tấn của Iran... Nguồn ảnh: Wiki

Trong lịch sử hoạt động của mình, tên lửa hành trình Harpoon đã lập được vô số chiến tích, không hề thua kém các dòng tên lửa Nga-Xô. Ví dụ, năm 1986, Hải quân Mỹ đã bắn chìm 2 tàu tuần Libya bằng Harpoon; năm 1988 tên lửa Harpoon được sử dụng để đánh chìm tàu hộ vệ Sahand cỡ 1.000 tấn của Iran... Nguồn ảnh: Wiki

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/hieu-lam-nguy-hiem-ve-ten-lua-chong-ham-harpoon-cua-my-771386.html