Hiệu lực, hiệu quả đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn
Bên cạnh việc tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để phù hợp với Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Kết quả phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thuộc nhiệm vụ của ngành Tài chính cho thấy, việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch của Công ty đại chúng theo quy định tại Luật chứng khoán số 54/2019/QH14, Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Việc kiểm soát xung đột lợi ích trong Công ty đại chúng theo quy định tại Luật chứng khoán số 54/2019/QH14, Luật doanh nghiệp năm 2020, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Chương VIII Quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, trong đó có Mục 6 Ngăn ngừa xung đột lợi ích).
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện quản lý, thanh kiểm tra chuyên ngành đối với các Công ty đại chúng trong việc tuân thủ pháp luật chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang triển khai các đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành định kỳ theo Kế hoạch thanh tra năm 2023 và Kế hoạch kiểm tra năm 2023.
Bộ Tài chính cũng nâng cao vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
Bộ Tài chính cũng nâng cao vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Theo đó, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng tạo điều kiện để các tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác tham gia phòng, chống tham nhũng. Các tổ chức chính trị, cơ quan báo chí thuộc Bộ Tài chính đã có những đóng góp quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Bộ Tài chính đã ký Kế hoạch phối hợp thông tin tuyên truyền với 5 cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương (Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Cổng thông tin điện tử Chính phủ) để phối hợp tổ chức tốt hơn công tác thông tin tuyên truyền, công khai, minh bạch về lĩnh vực tài chính. Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí để triển khai họp báo thường kỳ, đột xuất. Qua công tác phối hợp thông tin tuyên truyền đã giải đáp những vướng mắc về cơ chế, chính sách của người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát thực thi công vụ cũng như phòng, chống tiêu cực trong cán bộ, công chức.
Bộ Tài chính luôn tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng
Nhìn chung, Bộ Tài chính luôn tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để phù hợp với Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Ngày 3/10/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 60/2022/TT-BTC về quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng Thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính ở địa phương.
Đánh giá công tác phòng chống tham nhũng, có thể thấy, trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Tài chính đã có những chuyển biến tích cực trong hành động và nhận thức của cán bộ, công chức, đã thu được những kết quả quan trọng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đáp ứng kịp thời, hiệu quả theo yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng kỳ này của Bộ Tài chính đã có chuyển biến theo hướng tích cực hơn, như số vụ việc tham nhũng và số lượng đối tượng có hành vi tham nhũng được phát hiện giảm so với kỳ trước. Đây là kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Tài chính; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Tài chính phối hợp với các cấp ủy đảng trong đơn vị tổ chức quán triệt nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 và thực hiện nghiêm túc kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện, xử lý tình trạng “tham nhũng vặt” và đẩy nhanh tiến độ công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan điều tra đối với các vụ án tham nhũng về kinh tế.
Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đã kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề nảy sinh trong nội bộ, ngăn chặn biểu hiện phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực góp phần tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Về phía mình, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đã kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề nảy sinh trong nội bộ, ngăn chặn biểu hiện phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực góp phần tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Tài chính đã tổ chức 207 cuộc họp, hội nghị, lớp học tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng (gồm: Tại Bộ Tài chính tổ chức 1 cuộc Hội nghị tuyên truyền pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh mạng cho 502 cán bộ, công chức; Tổng cục Thuế tổ chức 108 cuộc họp, lớp học; Tổng cục đầu tư nước ngoài tổ chức 27 cuộc họp, lớp học; Kho bạc Nhà nước tổ chức 70 cuộc họp, lớp học; Hải quan 1 cuộc), với hơn 23.304 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia (gồm: Tổng cục Thuế 17.036 lượt; Tổng cục Hải quan 565 lượt; Tổng cục đầu tư nước ngoài 1.124 lượt; Kho bạc Nhà nước 4.077 lượt).
Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.