'Hiệu ứng Yoyo' trong quá trình tiết kiệm

Để rút ngắn thời gian tiết kiệm được số tiền mình muốn, nhiều người quyết định cắt giảm chi tiêu tối đa. Sau khi đạt được mục tiêu, họ bắt đầu mua sắm một cách bốc đồng.

 Hãy lập kế hoạch tiết kiệm phù hợp và duy trì nó một cách lâu dài. Ảnh: H.W.

Hãy lập kế hoạch tiết kiệm phù hợp và duy trì nó một cách lâu dài. Ảnh: H.W.

Cũng giống như việc ăn kiêng vội vàng hoặc nhịn ăn sai phương pháp có thể nhanh chóng dẫn đến hiệu ứng Yoyo [1], đầu tư vội vàng hoặc đầu tư sai phương pháp cũng có thể gặp phải quá trình dao động như vậy. Hiệu ứng Yoyo thường hay xuất hiện khi bạn ăn kiêng “không lành mạnh” và tương tự như vậy, đầu tư cũng sẽ có lúc dao động khi bạn "đầu tư không lành mạnh".

Bạn đã bao giờ nghe đến "Thử thách không chi tiêu" chưa? Có một bài viết về thử thách không chi tiêu đang là chủ đề rất nóng đối với thế hệ trẻ. Không chi tiêu, nghĩa đen là dành dụm tiền một cách đều đặn và không chi tiêu gì cả.

Vì chi phí thực phẩm cao nên để tiết kiệm, nhiều người còn mang thức ăn thừa từ bữa liên hoan của công ty đi để ăn vào ngày hôm sau, nhiều thì tận dụng ăn lại đến tận bữa thứ ba. Hoặc, một số người không muốn chi tiêu bất kỳ khoản nào nên đã sẵn sàng đi bộ cả tiếng đồng hồ cho quãng đường đi xe hết 10 phút vì để tiết kiệm tiền xe bus.

Đối với tôi thì tôi không tích cực ủng hộ việc “không chi tiêu”. Tôi không hoàn toàn không chi tiêu gì cả nhưng vẫn tiết kiệm được tiền. Tôi đã chi tiêu vào những việc tôi cần phải chi, nhưng nhờ vào việc tìm ra phương pháp tiêu tiền khôn ngoan, tôi đã có thể cắt giảm đáng kể những khoản chi tiêu của mình.

Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể tiêu tiền không tiếc tay miễn là việc đó giúp bạn kiếm được số tiền gấp nhiều lần như thế. Thú thật tôi thuộc tuýp người “biết cách” chi tiêu chứ không phải là người “không chi tiêu gì cả”. Bởi vì tôi nghĩ rằng nếu một người ‘biết cách’ chi tiêu để làm tăng thêm lợi nhuận thì còn giúp người đó kiếm được rất nhiều tiền so với việc chắt bóp chẳng chi tiêu gì cả.

Nếu bạn tập trung quá nhiều vào việc “không chi tiêu”, bạn có thể bỏ lỡ những thứ bạn thực sự cần. Điều đó gây cản trở bạn gặp được những người quan trọng đối với mình, và tất nhiên bạn buộc phải tránh xa các hoạt động văn hóa, du lịch. Trong khi đa số những người mới bắt đầu làm quen với đầu tư tài chính đều ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30 và hơn bao giờ hết, đây là độ tuổi các bạn trẻ cần phải mở rộng thế giới của bản thân.

Nếu bạn hỏi rằng nếu chỉ nghiên cứu về đầu tư trên sách vở thôi có được không? Tôi sẽ bảo rằng sách cũng rất hay, nhưng những cuộc gặp gỡ với ai đó có thể tiếp thêm động lực cho bạn hoặc việc đi du lịch sẽ mang lại cho bạn nguồn động lực mạnh mẽ hơn. Và nhờ vậy đôi khi những ý tưởng hay sẽ xuất hiện trong đầu bạn.

Hơn nữa, đây là giai đoạn không ngừng nỗ lực để tìm ra điều gì khiến mình hạnh phúc. Bởi vậy nếu ngừng tất cả việc chi tiêu thì biết đâu bạn cũng đang chặn đi niềm hạnh phúc mà lẽ ra bạn có thể cảm nhận được trong cuộc đời mình.Do vậy, “chi tiêu hợp lý” giúp bạn có thể sống một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc ở độ tuổi 20 bằng cách quyết tâm tiết kiệm những thứ bạn không cần nhưng tích cực chi tiêu cho những thứ bạn cần trong cuộc sống.

Có đến 99,9% thực hiện chính sách "không chi tiêu" gặp phải hiệu ứng Yoyo, đều không phải là "những người không chi tiêu ngay từ đầu". Bởi vì nếu một người hoàn toàn không hiểu biết gì thực hiện không chi tiêu, có thể khiến họ cảm thấy ổn vì đó là thế giới duy nhất của họ.

Vì chẳng có gì để so sánh cả nên họ cũng không biết được rằng cuộc sống của họ là thú vị hay nhàm chán. Tuy nhiên, nếu một người từng tiêu nhiều tiền đột nhiên chuyển sang mức chi tiêu bằng 0, điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc chi tiêu bù lại mà thậm chí mức chi tiêu khi đó còn lớn hơn bình thường.

Giống như việc bị hiệu ứng Yoyo, tốc độ tăng cân của bạn khi đó còn nhanh hơn rất nhiều so với khoảng thời gian bạn giảm cân. Điều tương tự cũng xảy ra với hiệu ứng Yoyo trong đầu tư. Không có gì đáng tiếc hơn việc nhìn thấy nỗ lực của mình biến thành bong bóng tan trong chốc lát. Đầu tư thực sự là một cuộc chiến dài hạn. Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện nó một cách lành mạnh mà không bị dao động như khi bị tác động của hiệu ứng Yoyo.

[1] Hiệu ứng Yoyo là quá trình ăn kiêng hay nhịn ăn không đúng cách để giảm cân, sau đó tăng cân và rồi lại ăn kiêng thêm lần nữa, nhưng rồi lại tiếp tục tăng cân như một vòng lặp đều đặn.

Bbyonggeul/ Light books & NXB Hồng Đức

Nguồn Znews: https://znews.vn/hieu-ung-yoyo-trong-qua-trinh-tiet-kiem-post1519181.html