Tờ The Guardian vừa đăng tải hình ảnh các sinh vật sống dưới biển sâu vừa được phát hiện trong tháng 5-6 vừa qua do nhà nghiên cứu đi dọc theo bờ biển Australia tới biển Coral.
Các nhà khoa học đã đưa tàu tới độ sâu 4000m và thu thập được 1000 loài sinh vật biển mới lạ, trong đó 1/3 là khám phá mới và 1/2 trong số đó chứa chất phát quang sinh học.
Con cá nóc hòm bí ẩn với đôi mắt xanh và chân màu đỏ thuộc nhóm cá thủy tiên. trắm biển sâu bí ẩn này với đôi mắt xanh và chân màu đỏ thuộc về nhóm cá thủy tiên. Khi cảm thấy bị nguy hiểm, chúng sẽ nuốt thêm nước vào bụng làm cho bụng căng ra để dọa đối phương.
Loài động vật giáp xác này có hình dáng giống amphipod chuyên ăn xác thối ở biển sâu, chúng ăn bất cứ thứ gì cảm thấy bổ dưỡng bao gồm cả xác cá voi chết trôi dạt trên biển.
Cá Blob được xem là loại cá xấu xí nhất thế giới. Chúng được tìm thấy lần đầu năm 2003 gây xôn xao mạng xã hội. Mới đây các nhà khoa học đã tìm thấy nó ở độ sâu 2,5km dưới đáy biển New SouthWales
Corallimorpharia - loại san hô không có lớp vỏ cứng bên ngoài. Chúng thuộc họ với hải quỳ, cá thạch, san hô cứng
Lợn biển được phát hiện ở khu vực biển Tasmania (Australia). Đây là loài được xem như dọn dẹp đại dương. Chúng dùng các ống trên cơ thể len lỏi vào lớp bùn để ăn các vi sinh vật.
Cá ba chân là loài cá sống ở biển sâu, đặc biệt ở chỗ chúng dùng vây phát triển trên cơ thể để gần như đứng trên đáy biển. Chúng có mắt kém như họ cá nheo nên phải dùng vây ngực để bắt con mồi
Cá mập Cookie cutter sống ở độ sâu 1000m. Chúng có bộ răng sắc nhọn và khả năng phát quang
Sá sùng có hình dạng giống sâu dương vật nhưng khác nhau. Sá sùng có thể thu mình thành hình hạt lạc nếu như bị đe dọa
Bạch tuộc Dumbo có hình dáng như chim. Chúng lướt qua mặt nước nhẹ nhàng với đôi tai trên đầu
Cá không có mặt được tìm thấy ở độ sâu 4km dưới đáy biển. Chúng có hình dáng kỳ lạ và đáng sợ. Lần đầu tiên nó được phát hiện là cách đây 140 năm kể từ khi diễn ra sự kiện thám hiểm đại dương lần đầu tiên
Video: Sinh vật có hàm răng sắc nhọn ở Ukraine