Hình ảnh thiết kế 6 cầu qua sông Hồng sẽ khởi công năm 2025

Sau khi thành phố Hà Nội có kế hoạch khởi công thêm 6 cầu qua sông Hồng trong năm nay (sau cầu Tứ Liên), hiện các sở, ban ngành đang gấp rút hoàn thành hồ sơ, thiết kế kiến trúc cụ thể 6 cầu.

 Cầu Vân Phúc được xây trên QL32 với điểm đầu trên địa bàn huyện Phúc Thọ và điểm cuối là tỉnh Vĩnh Phúc.

Cầu Vân Phúc được xây trên QL32 với điểm đầu trên địa bàn huyện Phúc Thọ và điểm cuối là tỉnh Vĩnh Phúc.

 Cầu có chiều rộng mặt cắt ngang 20,5 m, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; mục tiêu xây dựng phục vụ nhu cầu lại của nhân dân trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Cầu có chiều rộng mặt cắt ngang 20,5 m, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; mục tiêu xây dựng phục vụ nhu cầu lại của nhân dân trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

 Cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu nằm trên đường Vành đai 3,5 nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh.

Cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu nằm trên đường Vành đai 3,5 nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh.

 Theo phương án kiến trúc, cầu được thiết kế với chủ đề “Cánh chim hòa bình”. Cầu có chiều dài 820m, mặt cắt ngang chiều rộng 33m chia làm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp.

Theo phương án kiến trúc, cầu được thiết kế với chủ đề “Cánh chim hòa bình”. Cầu có chiều dài 820m, mặt cắt ngang chiều rộng 33m chia làm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp.

 Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng đoạn qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên.

Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng đoạn qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên.

 Cầu và đường dẫn có chiều dài 5,5 km, rộng 6 làn xe; cầu có phương án thiết kế kiến trúc đã được thành phố Hà Nội lựa chọn là dạng mái vòm.

Cầu và đường dẫn có chiều dài 5,5 km, rộng 6 làn xe; cầu có phương án thiết kế kiến trúc đã được thành phố Hà Nội lựa chọn là dạng mái vòm.

 Cầu Hồng Hà, nằm trên đường Vành đai 4, giúp kết nối huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh (Hà Nội).

Cầu Hồng Hà, nằm trên đường Vành đai 4, giúp kết nối huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh (Hà Nội).

 Theo nghiên cứu tiền khả thi trước đây, dự án cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6 km, mặt cắt ngang cầu được nâng lên 24,5 m để đảm bảo 4 làn xe cơ giới, mỗi bên bố trí 1 làn đường phục vụ xe thô sơ.

Theo nghiên cứu tiền khả thi trước đây, dự án cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6 km, mặt cắt ngang cầu được nâng lên 24,5 m để đảm bảo 4 làn xe cơ giới, mỗi bên bố trí 1 làn đường phục vụ xe thô sơ.

 Cầu Mễ Sở, nằm trên đường Vành đai 4, kết nối huyện Thường Tín (Hà Nội) và huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên). Cầu và đường dẫn được nghiên cứu dài gần 14km, rộng 6 làn xe.

Cầu Mễ Sở, nằm trên đường Vành đai 4, kết nối huyện Thường Tín (Hà Nội) và huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên). Cầu và đường dẫn được nghiên cứu dài gần 14km, rộng 6 làn xe.

 Cầu Ngọc Hồi được xây dựng trên đường Vành đai 3,5 vượt sông Hồng để nối liền việc đi lại bằng đường bộ giữa Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Cầu và đường dẫn có chiều dài 7,2 km, rộng 33 m.

Cầu Ngọc Hồi được xây dựng trên đường Vành đai 3,5 vượt sông Hồng để nối liền việc đi lại bằng đường bộ giữa Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Cầu và đường dẫn có chiều dài 7,2 km, rộng 33 m.

Anh Trọng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/hinh-anh-thiet-ke-6-cau-qua-song-hong-se-khoi-cong-nam-2025-post1743994.tpo