HÌNH ẢNH ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC LÀM VIỆC VỚI CÁC CƠ QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ TRẺ EM MỒ CÔI DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Chiều ngày 19/10, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng một số cơ quan liên quan về tình hình thực hiện công tác hỗ trợ trẻ em mồ côi do đại dịch covid-19. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc có: các thành viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; đại diện Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số cơ quan có liên quan.

Qua thảo luận tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em về sức khỏe thể chất, tinh thần, để lại hậu quả nghiêm trọng nhất là vấn đề sang chấn tâm lý, đặc biệt đối với trẻ em mồ côi do dịch bệnh. Việc học tập của trẻ em bị gián đoạn, phải học trực tuyến, phụ thuộc vào thiết bị, chất lượng mạng, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Trẻ mẫu giáo, nhà trẻ trong những gia đình bố mẹ đi làm không có người trông giữ giám sát sẽ không bảo đảm ăn uống, vệ sinh, dễ phát sinh tai nạn thương tích hoặc dễ có nguy cơ bị xâm hại. Những trẻ em con công nhân nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp đang ở nhà thuê mất bố mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng cũng phải đối mặt với nguy cơ không có nơi ở, mất an toàn, không học tiếp được vì nhiều lý do...

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Toàn cảnh phiên họp

Toàn cảnh phiên họp

Báo cáo tại phiên họp, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19 bao gồm trẻ em mồ côi do COVID-19. Triển khai thu thập thông tin, nhu cầu của trẻ em mồ côi, người chăm sóc trẻ em để có các biện pháp hỗ trợ. Hiện nay có hàng triệu trẻ em được nhận các phần quà, các thiết bị học trực tuyến, các gói về an sinh xã hội. Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các chương trình bảo vệ trẻ em trong tình hình dịch COVID-19

Báo cáo tại phiên họp, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19 bao gồm trẻ em mồ côi do COVID-19. Triển khai thu thập thông tin, nhu cầu của trẻ em mồ côi, người chăm sóc trẻ em để có các biện pháp hỗ trợ. Hiện nay có hàng triệu trẻ em được nhận các phần quà, các thiết bị học trực tuyến, các gói về an sinh xã hội. Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các chương trình bảo vệ trẻ em trong tình hình dịch COVID-19

Thảo luận tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em về sức khỏe thể chất, tinh thần, để lại hậu quả nghiêm trọng nhất là vấn đề sang chấn tâm lý, đặc biệt đối với trẻ em mồ côi do dịch bệnh. Việc học tập của trẻ em bị gián đoạn, phải học trực tuyến, phụ thuộc vào thiết bị, chất lượng mạng, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Trẻ mẫu giáo, nhà trẻ trong những gia đình bố mẹ đi làm không có người trông giữ giám sát sẽ không bảo đảm ăn uống, vệ sinh, dễ phát sinh tai nạn thương tích hoặc dễ có nguy cơ bị xâm hại

Thảo luận tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em về sức khỏe thể chất, tinh thần, để lại hậu quả nghiêm trọng nhất là vấn đề sang chấn tâm lý, đặc biệt đối với trẻ em mồ côi do dịch bệnh. Việc học tập của trẻ em bị gián đoạn, phải học trực tuyến, phụ thuộc vào thiết bị, chất lượng mạng, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Trẻ mẫu giáo, nhà trẻ trong những gia đình bố mẹ đi làm không có người trông giữ giám sát sẽ không bảo đảm ăn uống, vệ sinh, dễ phát sinh tai nạn thương tích hoặc dễ có nguy cơ bị xâm hại

Để bảo công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi trong đại dịch được hiệu quả, thiết thực, các đại biểu cho rằng, cần có chính sách lâu dài và toàn diện. Trong đó, Nhà nước phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược ổn định tình hình, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau đại dịch

Để bảo công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi trong đại dịch được hiệu quả, thiết thực, các đại biểu cho rằng, cần có chính sách lâu dài và toàn diện. Trong đó, Nhà nước phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược ổn định tình hình, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau đại dịch

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ cho rằng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã nắm bắt nhanh và có những chính sách hỗ trợ cho trẻ em mồ côi vì dịch COVID-19 rất kịp thời. Tuy nhiên, đề nghị Bộ rà soát lại số liệu trẻ mồ côi trong báo cáo, tránh bỏ lọt trường hợp các em mồ côi mà chưa được công nhận...

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ cho rằng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã nắm bắt nhanh và có những chính sách hỗ trợ cho trẻ em mồ côi vì dịch COVID-19 rất kịp thời. Tuy nhiên, đề nghị Bộ rà soát lại số liệu trẻ mồ côi trong báo cáo, tránh bỏ lọt trường hợp các em mồ côi mà chưa được công nhận...

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp với nhu cầu của trẻ em mồ côi do dịch COVID-19, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành liên quan và các tỉnh, thành phố kịp thời rà soát, cập nhật số lượng, danh sách, phân loại hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trường hợp trẻ em có cha, mẹ mất do đại dịch COVID-19, nguyện vọng của trẻ và người giám hộ của trẻ để có biện pháp trợ giúp phù hợp

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp với nhu cầu của trẻ em mồ côi do dịch COVID-19, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành liên quan và các tỉnh, thành phố kịp thời rà soát, cập nhật số lượng, danh sách, phân loại hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trường hợp trẻ em có cha, mẹ mất do đại dịch COVID-19, nguyện vọng của trẻ và người giám hộ của trẻ để có biện pháp trợ giúp phù hợp

Bên cạnh đó, song song với các biện pháp khẩn cấp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cần rà soát tổng thể chính sách đối với trẻ em mồ côi, tham mưu Chính phủ ban hành Chính sách đặc thù đối với trẻ em mồ côi do đại dịch, đề xuất các chính sách khuyến khích sự vào cuộc, chung tay hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng giúp các em vượt qua khó khăn bằng nhiều nguồn lực, giải pháp khác nhau

Bên cạnh đó, song song với các biện pháp khẩn cấp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cần rà soát tổng thể chính sách đối với trẻ em mồ côi, tham mưu Chính phủ ban hành Chính sách đặc thù đối với trẻ em mồ côi do đại dịch, đề xuất các chính sách khuyến khích sự vào cuộc, chung tay hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng giúp các em vượt qua khó khăn bằng nhiều nguồn lực, giải pháp khác nhau

Minh Thành

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=59621