Theo hệ thống Âm lịch mà các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc... áp dụng, con trâu là một biểu tượng cho một năm, mang pháp danh là Sửu, đứng hàng thứ hai sau Tý và đứng trước 10 con vật khác trong 12 địa chi.
Trong cung Hoàng Đạo phương Tây, hình tượng con trâu xuất hiện ở cung Kim Ngưu (Taurus), là cung chiêm tinh thứ hai, tương ứng với khoảng thời gian từ ngày 21/4 – 20/5 Dương lịch. Người sinh ra trong những ngày này được gọi là người thuộc cung Kim Ngưu.
Trong đạo Phật có nhiều câu chuyện về con trâu, mượn hình ảnh loài vật này để nói về triết lý, văn hóa, đạo lý sống, đó là tự chăn tâm mình, tự chăn tâm ngã như là thuần phục một con trâu.
Trong văn hóa Trung Hoa có nhiều nhân vật thần thoại là hiện thân của trâu, như Ngưu đầu (Đầu trâu) là thuộc hạ của Diêm Vương chuyên thực hiện việc hành hạ, tra tấn người ở địa ngục, Ngưu ma vương là quái vật trâu có sức mạnh kinh hồn trong tiểu thuyết Tây Du Ký...
Ở Philippines, trâu rừng Tamaraw hoặc trâu lùn đảo Mindoro là một loài động vật đặc hữu trên đảo Mindoro, được xem là một biểu tượng của đất nước này. Hình ảnh của trâu rừng Tamaraw thể hiện trên đồng 1 peso Philippines phiên bản từ 1980 – 1990.
Người Minang Kabaus trên đảo Sumatra của Indonesia kể rằng ông tổ của họ nhờ một con trâu mà đánh thắng được giặc cướp, vì thế dân tộc này quyết định lấy tên là Trâu chiến thắng (“Minang” là trâu, “Kabaus”là chiến thắng theo ngôn ngữ của họ).
Ở quốc đảo Madagascar thuộc châu Phi, tộc người Mahafales rất coi trọng trâu, đó là biểu tượng của sự giàu có. Trên mộ người ta còn cắm những cột gỗ tạc hình trâu để biểu thị địa vị xã hội của người đã mất.
Thần thoại Etiopia cổ có kể về quái vật mình trâu, đầu bò tên là Catoblepas Catoblepas. Đây là một loài quái vật có sức mạnh vô song với cặp sừng nặng trĩu, chiếc lưng lớn có nhiều gai nhọn.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
T.B (tổng hợp)