Tiểu Trại Thiên Khanh đã được phát hiện từ năm 1994. Tên của nó được ghép từ “Tiểu Trại” (Xiaozhai – ngôi làng bỏ hoang gần đó) và “Thiên Khanh” (Tiankeng – hố trời)
Hố sụt Tiểu Trại Thiên Khanh được tạo thành bởi dòng sông ngầm chảy trong hang Địa Phùng
Một hang đá vôi bị sụt do tác động của sông ngầm đã tạo nên hố sụt này
Tiểu Trại Thiên Khanh (Trùng Khánh, Trung Quốc) là hố sụt nổi tiếng với độ sâu tới 662 mét
Không chỉ sâu nhất, hố sụt này còn lớn nhất thế giới với thể tích tới 130 triệu m3
Cho tới nay, "thế giới ngầm" bên dưới miệng hố vẫn còn nhiều bí ẩn
Hiện có 1.285 loài thực vật đã được phát hiện ở độ sâu của hố sụt Xiaozhai, tạo nên hệ sinh thái phong phú, độc đáo và quý hiếm
Đây cũng là nơi sinh sống của các loài động vật quý hiếm như báo gấm, ước tính chỉ còn ít hơn 10.000 con trong tự nhiên
Không gian dưới hố như một “thế giới riêng biệt”.