Theo sách "Kỷ yếu" của Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Thoại (1761-1829) là một trong những tướng nổi bật nhất của vua Gia Long. Ông để lại nhiều giai thoại, trong đó có việc cãi lệnh vua Gia Long để tránh phải đối đầu bạn thân trên chiến trường.
Theo "Kỷ yếu" của Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Thoại (tướng nhà Nguyễn) và Trần Quang Diệu (tướng nhà Tây Sơn) là bạn thân từ nhỏ. Sau này, 2 ông trở thành danh tướng của 2 triều đại đối địch. Theo "Kỷ yếu" của Lê Duy Anh, năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân, thì nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu. Không muốn đối đầu với bạn, tướng Nguyễn Văn Thoại đã giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định.
Vì quyết định này, ông bị giáng xuống làm Cai đội quản đạo Thanh Châu.
Theo sách "Minh Mệnh chính yếu", công lao lớn nhất của Thoại Ngọc Hầu là ông khai khẩn vùng đất Nam Bộ ngày nay. Công việc này bắt đầu từ năm 1817, khi ông được cử làm trấn thủ Vĩnh Thanh. Trong thời kỳ đó, ông tổ chức cho dân chúng khai hoang, lập ấp, lập ra nhiều thôn làng mới ở vùng An Giang, Kiên Giang ngày nay. Triều Nguyễn còn nghĩ đến công lao của Nguyễn Văn Thoại nên lấy tên ông đặt cho tên làng, núi, sông: Thoại Sơn, Thoại Hà, Thoại Giang ở tỉnh An Giang.
Trong thời gian làm trấn thủ Vĩnh Thanh, Thoại Ngọc Hầu tổ chức và lãnh đạo nhân dân đào, nối kênh Vĩnh Tế, dài tới hơn 87 km, góp phần dẫn nước, phát triển nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ghi nhớ công lao của Nguyễn Văn Thoại, vua Minh Mạng đã cho ông lấy tên người vợ của mình để đặt tên cho con kênh này. Đó là bà Châu Thị Vĩnh Tế.
Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Văn Thoại là danh tướng của vua Gia Long. Ông quê gốc ở làng An Hải (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ngày nay).
Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing