Ho vào ban đêm và cách chữa hiệu quả tại nhà

Ho là một phản xạ có lợi với cơ thể, nhưng nếu ho vào ban đêm lại gây khó ngủ, mất ngủ, gây ra mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau... Trong trường hợp này cần tìm cách giảm ho.

1. Nguyên nhân gây ho

PGS.TS. Phạm Bích Đào, giảng viên cao cấp Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Hà Nội cho biết, ho có thể do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh khác nhau gây ra.

Nếu hiểu rõ nguyên nhân gây ho, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

Những điều kiện và yếu tố gây ho thường gặp là:

Mắc bệnh hen suyễn
Dị ứng
Nhiễm virus như cảm lạnh và cúm
Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi và viêm phế quản
Chảy nước mũi sau
Hút thuốc
Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta và một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bệnh xơ nang
Bệnh ho gà

Ho do nhiều nguyên nhân gây ra.

Ho do nhiều nguyên nhân gây ra.

2. Tại sao ho nhiều vào ban đêm?

Mặc dù ho là một phản ứng tốt của cơ thể do giúp loại bỏ chất kích thích ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ho nhiều vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải vào hôm sao, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Lý giải nguyên nhân gây ho nhiều vào ban đêm, TS. Megan Soliman, bác sĩ nội khoa tại Mỹ cho biết, khi nằm xuống, chất nhầy bắt đầu đọng lại và chảy xuống cổ họng khiến các cơ quan thần kinh xung quanh họng bị kích thích, gây ho.

Ngoài ra, chất lượng không khí trong phòng ngủ cũng đóng một vai trò nhất định do khi đó bạn có thể tiếp xúc với bụi, phấn hoa và các chất kích thích khác. Hơn nữa, khi mắc các bệnh lý gây ho nêu trên, khi cơ thể trong trạng thái nằm cũng sẽ kích thích phản xạ ho.

Ho nhiều vào ban đêm dễ gây mất ngủ.

Ho nhiều vào ban đêm dễ gây mất ngủ.

3. Biện pháp giảm ho vào ban đêm

3.1 Kê cao đầu và cổ

Khi nằm xuống có thể khiến chất nhầy tích tụ trong cổ họng, có thể gây ho. Để tránh điều này, bạn hãy xếp một vài chiếc gối chồng lên nhau để nâng đầu và cổ, giúp đường hô hấp thông thoáng, dịch nhầy không tích tụ nên không gây kích ứng cổ họng gây ho. Tuy nhiên, bạn nên tránh nâng đầu quá cao vì có thể dẫn đến đau cổ và khó chịu.

Kê cao đầu khi ngủ giúp giảm ho do chất nhầy không tích tụ tại họng.

Kê cao đầu khi ngủ giúp giảm ho do chất nhầy không tích tụ tại họng.

3.2 Có thể dùng mật ong

Trong một nghiên cứu năm 2013 tại Mỹ, uống mật ong trước khi đi ngủ đã giúp một số trẻ bị ho ngủ ngon hơn. Nguyên nhân do mật ong có đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt hoặc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, giúp hỗ trợ đẩy lùi nguyên nhân gây ho.

Bạn có thể pha mật ong với nước ấm, cho mật ong vào trà và uống hỗn hợp nước mật ong hoặc uống trực tiếp 1-2 thìa mật ong sẽ giúp giảm ho. Chú ý, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.

3.3 Uống đồ nóng, ấm

Đồ uống nóng, ấm có thể giúp làm dịu cổ họng bị kích thích do ho và cũng làm loãng chất nhầy. Bạn có thể pha nước ấm với mật ong và chanh, trà thảo mộc để tăng cường sử dụng đồ uống ấm giúp làm ẩm cổ họng, giảm kích thích gây ho. Chú ý, không uống bất kỳ đồ uống nào ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể để đảm bảo cổ họng được bôi trơn, giúp bảo vệ họng khỏi các chất kích thích và các tác nhân gây ho khác.

Uống nước ấm giúp làm loãng chất nhầy, giảm ho.

Uống nước ấm giúp làm loãng chất nhầy, giảm ho.

3.4 Tắm nước nóng

Hơi nước từ vòi sen ấm có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong ngực và các xoang, làm thông thoáng đường thở, từ đó giảm kích ứng cổ họng, giảm ho.

3.5 Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Học viện Hen suyễn, dị ứng và miễn dịch học Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên giặt khăn trải giường, vỏ đệm, chăn và vỏ gối bằng nước nóng ở 54,4°C hoặc cao hơn, mỗi tuần một lần để loại bỏ mạt bụi và hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

Bên cạnh các biện pháp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như thuốc long đờm, thuốc giảm ho… hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm giúp không khí không bị khô nhằm tránh gây gây kích ứng cổ họng và gây ho dữ dội.

Giữ nhà cửa sạch sẽ giúp loại bỏ mạt bụi, vi khuẩn từ đó giúp giảm ho.

Giữ nhà cửa sạch sẽ giúp loại bỏ mạt bụi, vi khuẩn từ đó giúp giảm ho.

4. Khi nào ho trở nên nghiêm trọng?

Có những lúc ho trở nên nghiêm trọng hơn nếu cơ thể có các dấu hiệu sau:

Cơn ho kéo dài hơn 3 tuần
Cơn ho chuyển từ ho khan sang ho có đờm
Cơ thể bị sốt, khó thở hoặc nôn mửa
Cơ thể bị giảm cân không rõ nguyên nhân
Ho ra máu
Đau ngực

Trong những trường hợp này, người bệnh cần đi khám, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Mời bạn xem tiếp video:

Trẻ Ho Dữ Dội Về Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Đúng Cha Mẹ Cần Biết | SKĐS

Lê Thu Lương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ho-vao-ban-dem-va-cach-chua-hieu-qua-tai-nha-169230727113502367.htm