Hoa gạo đỏ rực góc sân chùa Thầy

Thời gian giữa và cuối tháng 3 là lúc hoa gạo nở rộ nhất ở chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) thu hút nhiều du khách thập phương tới vãn cảnh và chụp ảnh. Ước tính, mỗi ngày di tích lịch sử quốc gia chùa Thầy đón hàng nghìn du khách tới đây tham quan, lễ chùa...

Chùa Thầy đã được công nhận là Di tích quốc gia vào năm 1962. Từ chùa Thầy, du khách có thể tiện đường tham quan một số chùa và di tích khác như hang Cắc Cớ (nằm trong di tích chùa Thầy) hoặc đi tiếp theo đường Láng - Hòa Lạc tới chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội) và chùa Khai Nguyễn (Sơn Tây, Hà Nội)...

Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý (1072-1127) - là nơi lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý - Thiền sư Từ Đạo Hạnh...Vào thời điểm đó, núi Thầy còn được gọi là núi Phật tích.

Đến chùa Thầy vào tháng 3, du khách vừa được vãn cảnh, lễ chùa, tìm hiểu lịch sử quần thể di tích rộng lớn đầy ý nghĩa về văn hóa, lịch sử này; lại vừa được ngắm hoa gạo nở rực một góc sân chùa.

Đến chùa Thầy vào tháng 3, du khách vừa được vãn cảnh, lễ chùa, tìm hiểu lịch sử quần thể di tích rộng lớn đầy ý nghĩa về văn hóa, lịch sử này; lại vừa được ngắm hoa gạo nở rực một góc sân chùa.

Hoa gạo hay còn gọi bông gạo, hoa mộc miên, hồng miên hoặc đồng bào Tây Nguyên gọi là cây Pơ-Lang có màu đỏ rực, thường rụng lá vào mùa đông và ra hoa khi thời tiết ấm dần lên.

Hoa gạo hay còn gọi bông gạo, hoa mộc miên, hồng miên hoặc đồng bào Tây Nguyên gọi là cây Pơ-Lang có màu đỏ rực, thường rụng lá vào mùa đông và ra hoa khi thời tiết ấm dần lên.

Gọi là bông gạo vì bên trong quả gạo có sợi bông được dùng nhồi vào gối hay nệm cũng như làm lớp cách nhiệt lót áo lạnh. Tuy nhiên, vì bông cây gạo không dài sợi nên không thể kéo sợi và dệt như bông vải.

Gọi là bông gạo vì bên trong quả gạo có sợi bông được dùng nhồi vào gối hay nệm cũng như làm lớp cách nhiệt lót áo lạnh. Tuy nhiên, vì bông cây gạo không dài sợi nên không thể kéo sợi và dệt như bông vải.

Những ngày tháng 3, khu di tích chùa Thầy đón hàng nghìn du khách tới đây vãn cảnh, lễ chùa và ai cũng sẽ ghé chân cây gạo của chùa để chụp ảnh, nhặt một bông hoa gạo về làm kỷ niệm. Theo quan niệm của người dân ở đây, hoa gạo của chùa sẽ đem lại may mắn, bình an.

Những ngày tháng 3, khu di tích chùa Thầy đón hàng nghìn du khách tới đây vãn cảnh, lễ chùa và ai cũng sẽ ghé chân cây gạo của chùa để chụp ảnh, nhặt một bông hoa gạo về làm kỷ niệm. Theo quan niệm của người dân ở đây, hoa gạo của chùa sẽ đem lại may mắn, bình an.

Các chị, các cô trong tà áo dài truyền thống tạo dáng cùng hoa gạo đem lại hình ảnh rất tình và cũng rất Việt Nam.

Các chị, các cô trong tà áo dài truyền thống tạo dáng cùng hoa gạo đem lại hình ảnh rất tình và cũng rất Việt Nam.

Bà Vân, người trông coi ở chùa cho biết, cuối tuần, ở đây rất đông, trong tuần thì khách đến thưa thớt hơn. Có nhiều người đến đây thường xuyên vì họ thích cảm giác an yên, thích được ngồi ở bậc thềm nhìn ra thủy đình ngắm khung cảnh yên bình xung quanh.

Bà Vân, người trông coi ở chùa cho biết, cuối tuần, ở đây rất đông, trong tuần thì khách đến thưa thớt hơn. Có nhiều người đến đây thường xuyên vì họ thích cảm giác an yên, thích được ngồi ở bậc thềm nhìn ra thủy đình ngắm khung cảnh yên bình xung quanh.

P.Sơn

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/xa-hoi/hoa-gao-do-ruc-goc-san-chua-thay-i687922/