Hoàn thiện cơ chế để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung trong về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội, mục đích nhằm tiếp tục đổi mới tư duy, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và Nhân dân Thủ đô Hà Nội, quyết tâm đưa Nghị quyết số 29-NQ/TW đi vào cuộc sống.

Đến năm 2030, Hà Nội cùng cả nước phấn đấu cơ bản đạt được các tiêu chỉ của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đời sống của Nhân dân được nâng cao.

Đến năm 2030, Hà Nội cùng cả nước phấn đấu cơ bản đạt được các tiêu chỉ của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đời sống của Nhân dân được nâng cao.

Theo đó, cùng với cả nước, Thủ đô Hà Nội sẽ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đúng mục tiêu, quan điểm mà Nghị quyết đã đề ra. Nâng cao nhận thức, phát huy ý thức trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ Thành phố và Nhân dân Thủ đô.

Xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạo sự bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế.

Chương trình hành động cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện có tính khả thi cao để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW, gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được để ra tại Chương trình hành động số 14-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, định hưởng đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố.

Cụ thể hóa, xác định rõ nội dung công việc gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn trách nhiệm đối với tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương của Thành phố trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết theo lộ trình phù hợp. Đồng thời tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết số 29-NQ/TW 2030 của Ban Chấp hành Trung ương.

Đối với các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 và 2030 bao gồm: 26 tiêu chí, chi tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Trong đó, có 8 chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế; 9 chỉ tiêu về trình độ phát triển văn hóa, xã hội; 5 chỉ tiêu về trình độ phát triển đô thị; 4 chỉ tiêu về trình độ bảo vệ và quản lý môi trường.

Chương trình hành động cũng đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, đến năm 2030, Hà Nội cùng cả nước cơ bản đạt được các tiêu chỉ của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đời sống của Nhân dân được nâng cao. Đến năm 2045, tập trung nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện trên các lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội.

Ngoài ra, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Xây dựng và phát triển công nghiệp Thủ đô theo hướng công nghệ cao, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng phát thải các- bon thấp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Trong đó, phấn đấu đến 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn dưới 3%. Đồng thời, đến năm 2025, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị Thành phố, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số; xây dựng thành phố thông minh. Phát triển các doanh nghiệp công nghệ số; định hướng, hỗ , dẫn dắt các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sản trợ, phẩm, dịch vụ công nghệ số phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Ngoài ra, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Trong đó, phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Phát triển vận tải hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, tiện lợi, an toàn, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện môi trường, đạt tỷ lệ 30-35% vào năm 2025 và 45-50% vào năm 2030.

Đồng thời, từng bước ngừng khai thác nước ngầm, tăng việc khai thác sử dụng nước mặt sông Hồng, sông Đà và sông Đuống. Phát triển mang cấp nước sạch, phủ kín 100% số hộ khu vực đô thị và nông thôn và giảm thiểu tối đa thất thoát nước. Phấn đấu đến năm 2025 có 3 - 5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1 - 2 huyện phát triển thành quận.

Củng cố quan hệ sản xuất, cơ cấu lại và phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp. Quản lý, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu. Phát triển giá trị văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Nguyên Bảo

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/hoan-thien-co-che-de-thuc-day-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-thu-do.html