Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai Hội đèn lồng Huế 2023, thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự, chiêm ngưỡng không gian nghệ thuật đèn lồng nhiều sắc màu, cùng nhiều tạo hình bắt mắt, độc đáo. (Ảnh: Đình Hoàng)
Hội đèn lồng Trung thu 2023 gắn với Đêm rằm Hoàng cung Huế được tổ chức kéo dài đến ngày 30/9. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa phục vụ miễn phí du khách đến tham quan vào ban đêm, từ 19 đến 22h. (Ảnh: Đình Hoàng)
Có đông người dân, du khách đến với đêm hội. (Ảnh: Đình Hoàng)
Cỗ Trung thu trong Hoàng cung Huế. (Ảnh: Đình Hoàng)
Các loại đèn lồng trang trí Trung thu khác nhau thắp sáng đêm rằm Hoàng cung Huế. (Ảnh: Đình Hoàng)
Giới trẻ check-in Đại nội Huế trong đêm hội Trung thu. (Ảnh: Đình Hoàng)
Đội mưa vào Hoàng cung Huế trẩy hội Trung thu. (Ảnh: Đình Hoàng)
Tại không gian di tích Phủ Nội vụ (Đại nội Huế), các hoạt động trưng bày, triển lãm đèn lồng mang chủ đề "Ký ức Trung thu cổ truyền Việt Nam", với sự tham gia của nhiều gian hàng đèn lồng đến từ các làng nghề thủ công truyền thống như đèn lồng Mây tre đan Bao La (TT-Huế), đèn lồng của Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam, đèn lồng xếp CAN studio, đèn lồng cổ truyền Việt Nam của nhà nghiên cứu Trịnh Bách, nghệ nhân đèn lồng cổ truyền Nguyễn Trọng Bình. (Ảnh: Đình Hoàng)
Đèn lồng và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan làng nghề Bao La (huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế). (Ảnh: Đình Hoàng)
Đèn lồng Trúc chỉ. (Ảnh: Đình Hoàng)
Gian hàng đèn lồng của nghệ nhân Trịnh Bách. (Ảnh: Đình Hoàng)
Tham gia các đêm hội còn có sản phẩm đèn lồng của nghệ nhân đến từ Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Đình Hoàng)
Cùng với đó là gian hàng con giống bột Hà Nội xưa của nghệ nhân Đặng Văn Hậu. (Ảnh: Đình Hoàng)
Trưng bày tạo hình con giống bột của nghệ nhân đến từ Hà Nội Đặng Văn Hậu. (Ảnh: Đình Hoàng)
Con lân nhiều sắc màu từ tạo hình con giống bột. (Ảnh: Đình Hoàng)
Một gian hàng đèn lồng xếp. (Ảnh: Đình Hoàng)
Đèn hoa sen sắc vàng. (Ảnh: Đình Hoàng)
Đèn lồng truyền thống Huế. (Ảnh: Đình Hoàng)
Đèn trang trí Trung thu bên những chiếc mặt nạ tuồng Huế. (Ảnh: Đình Hoàng)
Bên cạnh không gian trưng bày đèn lồng, không gian hoài niệm Tết Trung thu xưa, không gian diễn xướng, các trò chơi cung đình, trải nghiệm làm đèn lồng, con giống bột và các chương trình đón hội trăng rằm…, còn có hoạt động rước đèn lồng từ di tích Ngọ môn - Đại nội Huế đến đường Lê Huân, Thành nội Huế. (Ảnh: Đình Hoàng)
Múa Cung đình 'Lân mẫu xuất lân nhi' trong đêm hội. (Ảnh: Đình Hoàng)
Tiết mục Tuồng Cung đình 'Na Tra đại náo thủy cung'. (Ảnh: Đình Hoàng)
Trao chứng nhận cho các nghệ nhân tham gia đêm hội. (Ảnh: Đình Hoàng)
Hội đèn lồng Huế 2023 và chương trình Đêm rằm Hoàng cung đã tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo từ hàng trăm lồng đèn đầy màu sắc. (Ảnh: Đình Hoàng)
Hội đèn lồng diễn ra trong không gian cổ kính của Đại nội Huế giúp du khách tham quan có cơ hội tìm hiểu về nghề làm đèn lồng truyền thống của người dân vùng đất Cố đô và các địa phương. (Ảnh: Đình Hoàng)
Trời mưa không làm giảm đi sự hào hứng của du khách khi khám phá Đại nội Huế về đêm. (Ảnh: Đình Hoàng)
Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động lễ hội mùa Thu thuộc khuôn khổ Festival Huế 4 mùa năm 2023. (Ảnh: Đình Hoàng)
Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: “Những hoạt động Trung thu năm nay tạo tiền đề để sắp tới chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho du khách trong khu vực Hoàng cung Huế. Đặc biệt là những hoạt động trải nghiệm về đêm. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế đêm của TT-Huế”. (Ảnh: Đình Hoàng)
Trong khuôn khổ Festival Huế 4 mùa năm 2023, lễ hội mùa Thu với chủ đề “Huế vào Thu” diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9; điểm nhấn là Lễ hội Áo dài gắn với Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế. Bên cạnh đó là các chương trình vui Tết Trung thu như: Lễ hội đèn lồng Huế, Đêm rằm Hoàng cung Huế, Ngày hội lân Huế và các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân…
Ngọc Văn