Hoàng hậu thời cổ đại cần kiểm tra những gì trước khi kết hôn? Một trong số đó là quá 'riêng tư' và khiến họ rất xấu hổ
Hoàng đế có thể có hàng trăm, hàng nghìn mỹ nữ chốn hậu cung nhưng trong điều kiện bình thường chỉ có một Hoàng hậu. Vì thế, để trở thành Hoàng hậu, những người phụ nữ này phải trải qua những cuộc kiểm tra rất gắt gao, thậm chí có cuộc kiểm tra 'tư mật' khiến họ rất xấu hổ.
Trong các triều đại phong kiến, Hoàng đế tượng trưng cho quyền lực cao nhất và có nhiều đặc quyền như có hậu cung riêng. Hậu cung của Hoàng đế tương đương với nhà của họ, nhưng ngôi nhà này khác với những người bình thường, bao gồm cả những người phụ nữ của Hoàng đế. Thời cổ đại, chỉ có hoàng đế mới có 72 phi tần, và một dàn cung nữ khổng lồ lên tới 3 nghìn mỹ nữ. Sở dĩ, Hoàng đế có được những đặc ân này là do thời cổ đại, quyền lực của hoàng thượng là tối cao nhất nên họ sẽ được hưởng sự đãi ngộ mà những thường dân khác không có được.
Trong hậu cung, người phụ nữ có địa vị cao nhất là Hoàng hậu, là “chúa tể” chốn hậu cung. Hoàng hậu tương đương với danh nghĩa vợ của Hoàng đế còn những phi tần khác chỉ được coi là thê thiếp. Lý do Hoàng hậu có thể đảm đương hậu cung trước hết là do quyền lực do Hoàng đế ban tặng, thứ hai là do thực lực của bản thân. Xung quanh Hoàng đế có rất nhiều phụ nữ nhưng chỉ có một người trở thành Hoàng hậu - điều này cho thấy con đường trở thành mẫu nghi thiên hạ của một người phụ nữ rất khó khăn.
Để trở thành Hoàng hậu, phụ nữ thời cổ đại phải đáp ứng các điều kiện sau:
Là người thực thi quyền lực của hoàng gia với Hoàng đế, Hoàng hậu phải là người được Hoàng đế tin cậy. Để có được sự ủng hộ của các quan đại thần, Hoàng đế sẽ chọn một cuộc hôn nhân chính trị, điều này rất phổ biến trong thời cổ đại. Ví dụ, Hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh, đã có nhiều cuộc hôn nhân chính trị để củng cố địa vị. Trong đó, có cuộc hôn nhân với Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, vốn dĩ cũng là một cuộc hôn nhân chính trị, nhưng mối quan hệ giữa Khang Hi và vị Hoàng hậu này vẫn rất tốt đẹp.
Ngoài giá trị nhất định, Hoàng hậu cũng cần phải có một vẻ ngoài trang nghiêm. Là nữ nhân của Hoàng đế, dung mạo của Hoàng hậu dù không đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” nhưng cũng không thể xấu được, nếu không bản thân Hoàng đế sẽ không vừa lòng và từ đó làm ảnh hưởng đến tình nghĩa vợ chồng.
Điều quan trọng nhất là muốn trở thành mẫu nghi thiên hạ, người phụ nữ cần phải có sức khỏe, và sức khỏe ở đây đề cập đến nhiều khía cạnh. Mỗi người phụ nữ được chọn vào hậu cung làm vợ lẽ hoặc những người phụ nữ khác có thể đến gần Hoàng đế đều được kiểm tra sức khỏe rất nghiêm ngặt. Y học thời cổ đại không được tiên tiến như bây giờ, việc khám bệnh cho người phụ nữ của Hoàng đế thường do các cung nữ ngày xưa trong cung, những người có kinh nghiệm tương đối dày dặn đảm nhiệm.
Cho dù là khảo hạch của Hoàng hậu hay cung nữ của Hoàng đế đều phải thông qua kiểm tra sức khỏe trước khi vào hậu cung. Trước tiên, phải đáp ứng tiêu chuẩn thân thể không được quá yếu. Nữ nhân sức khỏe yếu ớt, không thể chăm sóc được cho bản thân thì sao có thể chăm sóc Hoàng đế?
Trách nhiệm chính của các cung nữ trong hậu cung là chăm lo cho cuộc sống của Hoàng đế và sinh con nối dõi tông đường, duy trì hương hỏa cho Hoàng đế sau này. Trong triều đại phong kiến, hoàng tộc rất chú trọng việc sinh con nối dõi, càng nhiều con cháu thì dòng họ lại càng thịnh vượng. Vì vậy, sức khỏe thể chất của các cung tần mỹ nữ trước hết phải đảm bảo các yêu cầu, tiêu chí về việc sinh con.
Thời xưa, trinh tiết được coi trọng, và việc kiểm tra "tư mật" của phụ nữ khiến họ cảm thấy xấu hổ
Từ xa xưa, vấn đề trinh tiết của phụ nữ rất được coi trọng, đặc biệt là sau thời nhà Tống, quan niệm về trinh tiết của phụ nữ lại càng được coi trọng hơn. Trên thực tế, trong toàn bộ quá trình Hoàng đế lựa chọn Hoàng hậu, một cuộc kiểm tra "tư mật" cũng được thực hiện đối với Hoàng hậu. Trước hết, cơ thể của Hoàng hậu sẽ được kiểm tra chi tiết, từ độ bóng của da, sự phối hợp của các bộ phận khác nhau, đến những vết sẹo và vết thương trên cơ thể.
Tuy nhiên, điều không thể thiếu đó là người phụ nữ đó cần phải được kiểm tra trinh tiết. Mục đích của việc này là để kiểm tra xem Hoàng hậu tương lai có phải là một trinh nữ hay không. Thời cổ đại, trinh tiết của một người phụ nữ rất quan trọng, và suy nghĩ này cho tới ngày nay vẫn tồn tại trong lòng nhiều người. Do tư tưởng trọng nam khinh nữ trong thời cổ đại, phụ nữ mất trinh khi chưa lấy chồng là điều rất đáng xấu hổ. Vì thế, nữ nhân của Hoàng đế có trinh tiết hay không, đặc biệt là Hoàng hậu lại càng phải kiểm tra kỹ càng.
Hoàng đế có thể có hàng trăm, hàng nghìn mỹ nữ chốn hậu cung nhưng trong điều kiện bình thường chỉ có một Hoàng hậu. Để quản lý hậu cung, người nữ nhân không những phải đáp ứng các điều kiện trên mà còn phải xem xét khả năng của Hoàng hậu ở các khía cạnh khác. Chẳng hạn như họ phải có năng lực lãnh đạo, quản lý nhất định để duy trì trật tự chốn hậu cung hàng ngàn người.
Ngoài ra, với tư cách là nội thần tài đức của Hoàng đế, Hoàng hậu cũng cần thông thạo nhiều vấn đề nghi thức. Ví dụ, trong một bữa tiệc trong triều, khi Hoàng đế mời khách, Hoàng hậu sẽ tham dự với tư cách đại diện cả hậu cung. Để không làm mất uy tín của hoàng gia, Hoàng hậu phải có sự thể hiện lễ nghi chuẩn mực. Tóm lại, Hoàng hậu tuy là người nắm quyền các nữ nhân trong hậu cung nhưng cũng không hề dễ dãi. Ngoài các điều kiện thể chất tương đương hoặc cao hơn các yêu cầu của những người phụ nữ khác, họ còn phải có sự toàn diện về nhiều kỹ năng khác.
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền Phong/CCTV.