Hoạt động của Eni tại Congo: Thách thức lớn về giảm carbon trong phát triển tài sản dầu khí ở châu Phi (Kỳ II)
ENI còn một số tài sản dầu khí khác ở Congo có trữ lượng khí tự nhiên lớn cần được thương mại hóa. Một trong những mỏ lớn nhất trong danh mục đầu tư của ENI tại Congo là mỏ Litchendjili Marine, trong đó Eni có 65% vốn hoạt động. ENI cũng phát triển mỏ này theo từng giai đoạn.
Giai đoạn 1 của mỏ Litchendjili Marine tập trung vào việc khai thác trữ lượng khí đốt và được đưa vào hoạt động từ năm 2015, có các thỏa thuận bao tiêu khí đốt với cả hai công ty điện lực Central Electrique Congo (CEC) và Centrale Électrique du Djéno (CED). Khí và condensate được vận chuyển lên bờ đến nhà máy xử lý khí Djeno và từ đó khí được sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy điện. Giai đoạn 2 sẽ tập trung khai thác một phần nhỏ trữ lượng dầu còn lại của mỏ nhưng hiện vẫn chưa có quyết định đầu tư cuối cùng. Dầu sẽ được sản xuất thông qua nền tảng tự động (không người lái) hiện có và sẽ được đưa vào bờ qua Cảng dầu Djeno.
Giai đoạn 3 của mỏ Litchendjili Marine có trữ lượng ước tính 800 triệu thùng dầu tương đương (Mmboe) và sẽ gắn liền với cơ sở hạ tầng mỏ hiện có. Giai đoạn 3 dự kiến có công suất khai thác hơn 60.000 thùng dầu thô mỗi ngày và mức giá hòa vốn lành mạnh (BEP) thấp hơn 20 USD/thùng. Dự án này có mục tiêu hàng đầu là phát triển trữ lượng dầu còn lại của mỏ, với trữ lượng khí đồng hành tạo ra giá trị tiềm năng đáng kể bổ sung cho giai đoạn cuối khi phát triển tài sản mỏ Litchendjili.
Đây là một khoản đầu tư có rủi ro thấp từ góc độ bề mặt và kỹ thuật, nhưng việc khai thác một trữ lượng lớn khí đồng hành có thể là một thách thức lớn khi thị trường khí đốt trong nước của Congo còn hạn chế. Thực tiễn này có thể kìm hãm bất cứ sự phát triển nào của mỏ Litchendjili trong giai đoạn cuối cùng. Việc phát triển tài nguyên trong tương lai thậm chí còn nhiều thách thức hơn do thiếu các lựa chọn thương mại hóa khí đốt.
Ngoài kế hoạch phát triển trong tương lai của các mỏ Nene Marine và Litchendjili Marine, danh mục đầu tư của ENI ở Congo còn khoảng 2 tỷ thùng dầu tương đương (Bboe) trong tổng số tài nguyên chưa được khai thác, trong đó hơn 800 triệu thùng dầu tương đương (Mmboe) là tài nguyên khí đốt.
Với nguồn tài nguyên khí lớn hiện nay, việc thương mại hóa bất kỳ hoạt động sản xuất khí đồng hành và khí không đồng hành sẽ là chìa khóa để giảm cường độ carbon tổng thể trong danh mục đầu tư của ENI trong tương lai. Việc phát triển trữ lượng khí ở lô Marine XII có thể được thực hiện với một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc một cơ sở LNG (FLNG) nổi, tuy nhiên với tình hình thị trường khí đốt ở Congo hiện nay, khả năng này khó có thể diễn ra trong thời gian tới. Đây sẽ là một thách thức lớn do thị trường khí đốt trong nước của Congo còn nhỏ và sự gia tăng rất hạn chế việc sử dụng khí đốt trong nước.
Dự án chưa phát triển lớn nhất trong danh mục đầu tư của ENI là tài sản dầu mỏ Minsala/Louvessi Marine (Eni có 65% vốn). Việc khoan thẩm lượng đã được thực hiện và việc thương mại hóa khí đồng hành sẽ là một thách thức và có thể hạn chế bất kỳ sự phát triển nào của mỏ trong tương lai gần. ENI cho biết quyết định đầu tư cuối cùng có thể được đưa ra trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2030.
Nếu mỏ Minsala/Louvessi Marine được phát triển, bao gồm cả thương mại hóa khí đốt, có thể đem lại giá trị hiện tại ròng (net present value NPV) là 650 triệu USD, khi dầu khai thác có mức giá hòa vốn 20 USD/thùng. Việc khai thác tài sản này có thể mang lại cho ENI những thùng dầu lợi thế nếu họ chấp nhận mức phát thải carbon cao hơn do bùng phát khí đốt.
Thách thức về thương mại hóa khí đốt tiềm năng có thể được giải quyết thông qua phát triển của một cơ sở LNG nổi (FLNG) sử dụng nguyên liệu khí tự nhiên từ các mỏ trong lô Marine XII. Các mỏ này nằm gần nhau và ước tính có tổng trữ lượng khí trên 2,5 nghìn tỷ feet khối mỗi ngày (Tcf), gồm cả khí đồng hành và không đồng hành, đó là không tính đến trữ lượng khí đốt ở mỏ Litchendjili Marine chưa được khai thác.
Nếu tìm ra được một phương thức phát triển phù hợp, giá trị tài sản của ENI có thể được khai thác triệt để thông qua việc phát triển cả trữ lượng dầu và khí tại lô Marine XII trong khi giảm thiểu bùng phát khí để có các hoạt động carbon thấp./.