Học ngay mẹo quản lý tiền bạc cho người ở độ tuổi 19-30 từ 4 chuyên gia tài chính
Nếu đang ở độ tuổi này thì xin chúc mừng bạn vì có quá nhiều bài học bổ ích được các chuyên gia gợi ý mà bạn chỉ việc áp dụng rồi đây.
Cần bắt đầu với tiền tiêu vặt và chi tiêu có kiểm soát
David Koch, nhà sáng lập ra trang tài chính Sunrise
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã đặt ra quy tắc tiêu tiền. Đầu tiên, tiền tiêu vặt chỉ nhận được khi làm các công việc gia đình.
Sau đó, tiền tiêu vặt sẽ được đưa trên cơ sở biết tiết kiệm 50%. Vì vậy, 50% phải tiết kiệm, chúng có thể chi tiêu 40% và phải quyên góp 10% cho một tổ chức từ thiện.
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thay vì lấy tiền tiêu vặt hàng tuần, thì nên lấy tiền hàng tháng để học cách lập ngân sách trong một khoảng thời gian dài hơn.
Kath Anderson, trợ lý ủy viên ATO
Bạn có thể bắt đầu với một tài khoản tiết kiệm và hàng tuần sẽ lấy tiền tiêu vặt để bỏ vào đó.
Tôi nghĩ rằng chiến lược tốt nhất là nếu muốn mua thứ gì đó hãy sử dụng bằng tiền mặt. Cách này ngăn cho bạn mua hàng một cách bốc đồng. Trong quá trình mua, ban sẽ suy nghĩ về các giao dịch mua, lý do tại sao phải có nó, cảm giác khi sở hữu sẽ như thế nào và nó có thực sự cần thiết hay không.
Alan Kohler, nhà báo trên trang tài chính ABC
Bạn chỉ nên có một khoản phụ cấp để chi tiêu, chỉ vậy thôi. Bạn cũng không khắt khe đến mức tiết kiệm tới từng xu. Nhưng ngược lại, bạn cũng đừng coi số tiền mà gia đình trợ cấp là tiền san sẻ mà chi tiêu quá đà.
Laura Higgins, Giám đốc điều hành cấp cao của ASIC
Bạn sẽ luôn có một danh sách về nhu cầu và mong muốn. Tôi nghĩ rằng điều đó thực sự quan trọng khi bạn có thể chờ đợi một thứ gì đó hoặc đưa nó vào danh sách và xem xét liệu mình có muốn sở hữu nó nhiều tới như vậy không trong thời gian vài tháng suy nghĩ.
Nhiều khách hàng của tôi khá thích điều đó, thực hiện nghiên cứu, sửa đổi danh sách chi tiêu theo thời gian. Là một người mẹ, tôi cũng thường nói không với nhiều thứ, nhưng tôi không phản bác ngay từ đầu. Tôi cũng muốn con mình đặt vào danh sách và xem xét cẩn thận những gì chúng mua.
Giới thiệu các khái niệm lớn, các bài học chi tiêu được học hàng ngày
Kath Anderson:
Bạn nên tìm hiểu sớm về thuế và tiền hưu bổng. Đó rõ ràng là một chủ đề khô khan nhưng bắt buộc phải tìm hiểu và rõ ràng.
Ví dụ, khi cho ai đó một cái kẹo trong đĩa bạn có thể coi đó là thuế. Chỉ là cách để biết một chút về cách phải cho đi số tiền mà mình kiếm được. Chính những thông điệp nhỏ đó mới giúp mọi người hiểu được khái niệm tài chính.
Tôi thường nói với khách hàng của mình về "Không lãi suất thực sự có nghĩa là gì?" Câu thường xuyên mà tôi tư vấn là: "Nếu thứ gì đó miễn phí, thì bạn đang trả tiền cho nó theo cách khác mà thôi".
Laura Higgins:
Bây giờ con gái 19 tuổi của chúng tôi đã có một công việc và gần đây đã mua một chiếc ô tô. Con bé chỉ đang nghĩ về giá mua nhưng sau đó thực sự xem xét chi phí để chạy một chiếc xe, tất cả các chi phí bổ sung khác, bảo hiểm. Con bé không hiểu gì về điều đó.
Có một ứng dụng xe hơi MoneySmart hiển thị cho bạn chi phí thực tế của những chiếc xe hơi, vì vậy việc có thể có một công cụ để nói rằng: "Việc xài tiền mua xe sẽ như thế nào trong nhiều năm" thực sự hấp dẫn đối với con bé.
Do đó, con bé thực sự đánh giá cao chiếc xe và giữ gìn nó theo một cách khác vì biết rằng nó không phải là chi phí chỉ phải trả một lần.
Từ điều này tôi cũng hướng dẫn tới các vị khách của mình cách đánh giá giá trị của một tài sản. Chỉ khi bạn nhìn thấy giá trị chính xác của nó, bạn mới điều khiển được hành vi chi tiêu của mình.
Alan Kohler
Những người thường tham gia vào các cuộc trò chuyện về nền kinh tế và những gì đang diễn ra với thế giới tài chính sẽ nắm rõ hơn những thông tin liên quan tới việc chi tiêu và đầu tư. Thay vì uể oải bạn có thể tập lắng nghe những khái niệm này với tinh thần cầu thị hơn, chắc chắn chúng có thể giúp ích nhiều cho cuộc sống của bạn đấy.
Nguồn: abc.net.au