Học sinh 'đẳng cấp thấp' bị thầy giáo đánh chết ở Ấn Độ
Vào ngày 29/9, một giáo viên bị cáo buộc đánh học sinh của mình đến chết đã bị bắt. Cảnh sát nói đó là một vụ trường hợp hy hữu, nhưng gia đình bác bỏ việc này.
Nikhit Dohre đi học về nhưng không vui vẻ như mọi ngày. Thông thường, cậu bé 15 tuổi sẽ lao vào phụ giúp gia đình còn khó khăn của mình. Nhưng vào ngày 7/9, Nikhit trở về với khuôn mặt bị chảy máu và cơ thể đầy vết bầm tím.
Gia đình Nikhit sống trong một vùng đất đầy khói bụi của bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, nơi có tỷ lệ tội phạm do thù ghét cao nhất cả nước.
Nikhit nói với gia đình rằng một người đàn ông tên là Ashwini Singh, giáo viên thuộc đẳng cấp thượng lưu đã đánh cậu bé bằng một thanh kim loại vì cậu đã phạm lỗi trong một bài kiểm tra ở trường. Nikhit đã phải ra vào bệnh viện liên tục trong 10 ngày. Ngày 3/10, Nikhit đã tử vong do chấn thương.
“Con trai tôi không phải làm bài kiểm tra sai mới bị đánh. Đó là do đẳng cấp của nó thấp kém", cha của Nikhit Raju Dohre nói với VICE World News.
Bị tra tấn vì đẳng cấp khác biệt
Tại Ấn Độ, những người theo đạo Hindu vẫn thực hiện hệ thống phân cấp xã hội 3.000 năm tuổi. Họ được chia thành 4 đẳng cấp chính, cao nhất là Brahmin (tu sĩ), đứng sau lần lượt là Kshastriya (chiến binh), Vaishyas (nhà buôn), Shudras (thợ thuyền, nông dân).
Dưới cùng, nằm ngoài hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ giáo, là tầng lớp “Dalits”, từ có nghĩa “bị áp bức". Những người tầng lớp khác không muốn tiếp xúc, và không muốn chạm bất cứ vật gì người Dalits đã chạm vào. Những người Dalits chịu sự sỉ nhục và bạo lực cực đoan.
Năm 1950, Ấn Độ đã cấm hành vi "không đáng đụng tới" dựa trên giai cấp, nhưng hệ thống phân biệt đối xử đã trỗi dậy cùng chủ nghĩa dân tộc Hindu trên khắp đất nước.
Trong hai tháng qua, ít nhất bốn trẻ em thuộc các tầng lớp Dalits bị áp bức, bao gồm cả Nikhit. Tuần này, các cuộc biểu tình lớn đã làm rung chuyển Auraiya, một trong những quận kém phát triển nhất của bang, nơi Nikhit sinh sống.
"Tại sao những đứa trẻ của chúng tôi lại bị đánh đập trong trường học?", ông Dohre nói qua điện thoại từ Auraiya.
Trong xã hội đẳng cấp của Ấn Độ, tên họ của gia đình thường biểu thị giai cấp cũng như nghề nghiệp của gia đình đó.
Dohre biểu thị cho những người lao động chân tay. Ông cho biết làng mình không có sự phân biệt giữa người họ Dalits và những gia đình thống trị. Tuy nhiên, những người có quyền trong bộ máy hành chính, cảnh sát và giáo dục lại vẫn muốn giữ lại ranh giới giữa hai giai cấp này.
Tại các trường học trên khắp Ấn Độ, một tỷ lệ lớn trong số 200 triệu người Dalits phải đối mặt với nạn phân biệt đẳng cấp và bạo lực.
Ở bang Rajasthan, một giáo viên thuộc đẳng cấp "cao" hơn bị bắt vì giết một học sinh Dalit 9 tuổi, vì em này uống nước dành riêng cho các giáo viên thuộc đẳng cấp thượng lưu. Cùng tháng, một giáo viên khác thuộc tầng lớp này đánh chết một học sinh Dalit 13 tuổi vì không đóng học phí đúng hạn, trong khi một giáo viên khác cũng bị bắt vì đánh một học sinh Dalit 14 tuổi khi em này xin đi vệ sinh.
Các chuyên gia và nhà hoạt động cho biết các trường hợp được đưa ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì phần lớn các vụ việc không được báo cáo.
Vivek Kumar, giáo sư tại Đại học Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, người nghiên cứu về đẳng cấp trong chính trị Ấn Độ, nói với VICE World News: “Tất cả chúng ta đều biết ai là người nằm quyền ở địa phương và người dân của cộng đồng Dalit sợ hãi khi khiếu nại với cảnh sát".
Dữ liệu chính thức cho thấy đang sự mất cân bằng về các thành phần bị áp bức trong các cơ quan cảnh sát cũng như cơ quan tư pháp của Ấn Độ .
Các trường học cũng vậy, chủ yếu bị chi phối bởi các giáo viên thuộc đẳng cấp thống trị. Không có dữ liệu tại các trường tiểu học, nhưng dữ liệu này cũng cho thấy người Dalits và người bản địa chiếm ít hơn 5% vai trò giảng dạy trong giáo dục đại học. Trong khi đó, học sinh Dalit bị tách biệt với học sinh có giai cấp thống trị, các em bị bắt dọn nhà vệ sinh hoặc bị tra tấn vì đã lên tiếng.
Châm ngòi những cuộc biểu tình lớn
Năm 2016, cái chết của sinh viên Đại học Rohith Vemula do tự sát đã làm dấy lên phong trào #DalitLivesMatter toàn cầu, cho thấy tỷ lệ Dalit tự tử cao trong hệ thống giáo dục.
Cảnh sát Auraiya đã bắt Ashwini Kumar, giáo viên bị cáo buộc giết Dohre. Vụ bắt giữ diễn ra sau đơn kiện của cảnh sát Raju vào tuần trước. Kumar đã bị cáo buộc tội giết người và vi phạm luật bảo vệ người Dalits.
Charu Nigam, giám đốc cảnh sát địa phương, không trả lời các câu hỏi cụ thể về vụ việc, nhưng ông cho biết Kumar đã bị bắt khi đang cố gắng chạy trốn khỏi tiểu bang và anh ta sẽ sớm trình diện trước tòa án địa phương.
Khi được hỏi liệu cảnh sát có coi đó là tội phạm dựa trên giai cấp hay không, một quan chức giấu tên nói với VICE World News: "Không có tội phạm trong bất kỳ giai cấp nào”. Cùng một quan chức xác nhận rằng Kumar là một "thakur", một giai cấp thống trị mà các thành viên thường bị buộc tội tấn công, cưỡng hiếp và giết người Dalits trong bang.
Tuần trước, sau khi các cuộc biểu tình lớn đòi công lý cho Nikhit trở nên bạo lực, cảnh sát cáo buộc chống lại gần 300 người, bao gồm Raju, gia đình anh ta và hơn một trăm người Dalits.
“Con của chúng tôi chết và chúng tôi là những người phải đối mặt với đơn kiện của cảnh sát,” Raju nói.
Chandra Shekhar Azad, nhà lãnh đạo nổi tiếng về quyền của người Dalit ở Ấn Độ, gọi hành động này của cảnh sát Uttar Pradesh là một “sự đàn áp đối với người Dalit”.
"Ngay cả khi các trường đại học Mỹ cấm phân biệt đối xử dựa trên đẳng cấp trong khuôn viên của trường, thì ở Ấn Độ, đây là một giấc mơ xa vời", Giáo sư Vivek Kumar cho biết.
Với Raju, anh cho rằng việc bắt giữ nghi phạm là chưa đủ. Raju đã yêu cầu chính phủ tiểu bang bồi thường tài chính và muốn vụ bạo động chống lại anh ta và cộng đồng người Dalit phải giảm xuống.
Raghav, người đã đưa em trai 10 tuổi bị chảy máu của mình về nhà, đã không đi học trở lại và không ăn trong 20 ngày, cậu luôn sống trong lo sợ và chấn thương về tâm lý.
“Chúng tôi nghe nói một đứa trẻ khác cùng đẳng cấp với chúng tôi đã bị giáo viên của mình đánh đập vài ngày trước. Ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất của chúng tôi cũng không được tha thứ vì sự phân biệt đẳng cấp này", Raju nói.